07/04/2022
Tác giả: admin
Tham vấn y khoa: Chuyên gia thẩm mỹ Đông Á
3149 lượt xem
Nâng ngực được xếp vào loại đại phẫu, tác động sâu rộng đến cấu trúc ngực. Nâng ngực bị biến chứng có nhiều mức độ khác nhau. Các chuyên gia thẩm mỹ vòng 1 của Đông Á sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về cách nhận biết, tính chất và biện pháp khắc phục trong bài viết sau đây!
Sưng đau vùng phẫu thuật, ngực căng cứng trong tháng đầu, giảm cảm giác ở núm vú, khó khăn khi vận động tay,… là các triệu chứng thường gặp sau thẩm mỹ nâng ngực.
Một số biến chứng không được khắc phục kịp thời có thể gây hậu quả đến hết đời hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Bạn cần theo dõi sức khỏe và vùng ngực mỗi ngày và thông báo cho bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Biến chứng khi nâng ngực được chia làm hai loại chính. Cụ thể:
Các biến chứng được ghi nhận hiện nay chủ yếu là do cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng, mở chui, tay nghề bác sĩ kém,… Tuy tỉ lệ bị biến chứng trong đại phẫu là không thể tránh khỏi (5 – 15%), lựa chọn cơ sở đạt chuẩn sẽ giảm thiểu tối đo rủi ro cho người nâng ngực.
Nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp khắc phục của những biến chứng sau nâng ngực sau đây!
Sẹo phì đại, nhiễm trùng, sưng bầm vùng phẫu thuật được coi là các biến chứng nhẹ và có thể khắc phục dễ dàng hơn.
Biến chứng |
Dấu hiệu |
Nguyên nhân |
Biện pháp |
Sẹo phì đại |
Khối cứng, màu đỏ, ngứa và đau nhưng không lan ra vùng ngoài vết thương. |
Mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp – phân hủy collagen. |
Sẹo sẽ tự thu nhỏ trong khoảng 12 – 18 tháng. |
Sưng bầm, tụ máu |
Đau sưng, đỏ hoặc tím vùng da xung quanh vết thương |
Phản ứng viêm giúp cơ thể chống lại tác nhân lạ. Túi nâng kém chất lượng. Tay nghề bác sĩ không cao. |
Chườm lạnh trong 48 giờ đầu, chườm nóng từ ngày 4. Uống thuốc giảm đau. Kiêng thực phẩm gây sẹo lồi, kích ứng. |
Nhiễm trùng |
Sốt, đau tăng ở vết thương. Mủ/dịch chảy ra, bung chỉ vết khâu,… |
Túi ngực bị phòi ra/Ống dẫn sữa đổ ra da làm vi khuẩn xâm nhập/Túi ngực kém chất lượng,… |
Thông báo cho bác sĩ và đi khám ngay. |
🔔🔔🔔TÌM HIỂU THÊM: Nâng ngực bị hỏng và cách xử lý hiệu quả
Sau một thời gian nâng, ngực có thể gặp phải tình trạng bên to – bên nhỏ, bên cứng – bên mềm. Ngoài ra, độ cao của hai bầu vú, núm vú, nếp gấp dưới vú có thể không đều nhau.
Nguyên nhân:
Để khắc phục, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật làm tăng/giảm một bên ngực, thay thế các túi độn để cân bằng kích thước hai bên.
Đáy vú bị lồi thường có phần dưới kéo dài và căng. Trong khi đó, phần phía trên lại rỗng, nhão. Phần núm và quầng vú không ở chính giữa và cao bất thường.
Nguyên nhân:
Dù tỉ lệ khắc phục thành công biến chứng này rất khó, các bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm vẫn có thể cải thiện. Theo đó, túi độn sẽ được đưa lên vị trí cao hơn bằng cách khâu đóng một phần khoang chứa túi độn. Bên cạnh đó, nếp gấp dưới vú cũng được làm rõ nét hơn.
4 – 5% người nâng ngực sau 10 năm bị bao xơ co thắt. Đây được coi là biến chứng thông thường và không nguy hiểm đến sức khỏe.
Một bên hoặc cả hai bên vú có thể gặp phải tình trạng bao xơ co thắt. Biến chứng này được chia thành 4 cấp độ:
Nguyên nhân: Phản ứng bình thường của cơ thể khi phát hiện nhân tố lạ. Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào có thể chỉ ra nguyên nhân chính xác của hiện tượng này. Các nguyên nhân được chỉ ra bao gồm:
Các bác sĩ sẽ tiến hành bóc bỏ bao xơ, thay mới hoặc dịch chuyển túi độn để cải thiện tình trạng này.
Khi gặp phải tình trạng gò ngực kép, phần dưới vú xuất hiện hai nếp vú. Cách nhận biết, nguyên nhân và giải pháp khắc phục được thể hiện trong bảng sau:
Trường hợp |
Nguyên nhân |
Khắc phục |
Đáy túi độn bị tụt xuống nếp chân vú tự nhiên |
Cực dưới của vú căng, nếp chân vú sẵn có đã rõ nét, khoảng cách giữa núm vú và nếp chân vú ngắn. |
Phẫu thuật đặt lại/thay kích thước túi ngực, cắt rãnh nằm ngang. |
Túi độn ở vị trí bình thường hoặc cao hơn bình thường. Các mô và núm vú bị sa trễ |
Ngực sa trễ không được khắc phục khi nâng ngực. Hoặc người bị co thắt bao xơ. |
Phẫu thuật nâng ngực sa trễ. Hoặc cắt bỏ bao xơ, thay túi độn. |
Nhìn chung, biến chứng này không gây tổn hại quá lớn đến sức khỏe nhưng có thể làm mất tính thẩm mỹ.
Ngực bị sa trễ sau nâng ngực không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Để xác định mức độ ngực bị chảy xệ, người ta sử dụng khoảng cách giữa núm vú và đường chân ngực.
Các nguyên chính làm ngực sau nâng bị chảy xệ bao gồm:
Để khắc phục, bác sĩ sẽ tiến hành treo ngực sa trễ, phẫu thuật đặt lại và chọn kích thước túi độn hợp lý.
Vú bị gợn sóng do túi độn ngực bên trong bị nhăn tạo nên các nếp ngực. Những người có da vùng ngực quá mỏng hoặc yếu rất dễ gặp tình trạng này. Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng đến từ việc dùng túi độn quá lớn, túi độn nhám và túi độn bị đặt trên cơ.
Để khắc phục, bác sĩ sẽ cần phẫu thuật nâng ngực lại và đặt túi ngực vào vị trí phù hợp.
📢📢📢 TÌM HIỂU THÊM: Diễn viên Hoàng Yến nâng ngực
Rối loạn tự miễn có thể gây sốt kéo dài, mệt mỏi, không thể tập trung,… Các tế bào lạ xuất hiện là mầm mống gây nên bệnh ung thư cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe và khó điều trị.
Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra các loại túi implant nâng ngực có thể tạo ra sự phát triển bất thường của tế bào lympho – tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch. Chính vì vậy, để tránh gặp rối loạn tự miễn, hãy tìm hiểu thật kỹ loại chất liệu nâng ngực của bạn.
Để hạn chế tối đa các biến chứng khi nâng ngực, các chuyên gia, bác sĩ thẩm mỹ đầu ngành tại Đông Á đưa ra lời khuyên như sau:
Hàng ngàn khách hàng đã thực hiện nâng ngực thành công tại Đông Á – Hệ thống thẩm mỹ lớn và uy tín nhất Việt Nam.
Đông Á được đông đảo khách hàng tin tưởng và lựa chọn bởi các ưu điểm nổi trội:
Công nghệ thẩm mỹ nâng ngực ra đời đã giúp chị em trở nên xinh đẹp, quyến rũ và tự tin hơn. Ngoài những biến chứng sưng đau, bầm tím thông thường, các biến chứng còn lại hoàn toàn có thể phòng tránh.
Bằng cách chọn địa chỉ uy tín và chăm sóc vòng 1 theo lời khuyên của bác sĩ, bạn sẽ không phải lo lắng quá nhiều về nâng ngực bị biến chứng nữa. Chúc chị em nhanh chóng sở hữu vòng 1 căng tròn tự nhiên, đẹp mỹ mãn!
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ
Gửi thông tin
Nhập thông tin của bạn
×