03/12/2020
Tác giả: admin
Tham vấn y khoa: Chuyên gia thẩm mỹ Đông Á
4354 lượt xem
Nâng mũi ăn mì tôm được không là thắc mắc của nhiều chị em, bởi đây là loại đồ ăn nhanh phổ biến, được nhiều người yêu thích. Chúng ta đều biết chế độ ăn có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hồi phục sau phẫu thuật, vậy việc ăn mì tôm liệu có gây hại gì không?
Với những ai là tín đồ của loại đồ ăn nhanh này hẳn sẽ thất vọng bởi mì tôm nằm trong danh sách những loại thực phẩm cần kiêng tuyệt đối sau phẫu thuật nâng mũi.
Chắc hẳn bạn đã không ít lần nghe qua những cảnh báo về tác hại của việc ăn quá nhiều mì tôm trên các phương tiện truyền thông.
Trái ngược với những ưu điểm không thể chối cãi như sự nhanh chóng, tiện lợi, mùi vị dễ ăn thì mì tôm chứa một lượng lớn chất bảo quản cũng như carbohydrate.
Do vậy, việc tiêu thụ quá nhiều mì tôm có thể dẫn đến mắc các bệnh về tim mạch, béo phì, lão hóa thậm chí là ung thư.
Đối với người vừa trải qua cuộc phẫu thuật lớn như nâng mũi thì cơ địa đang yếu, các chất độc hại trong mì ăn liền có thể tấn công làm chậm quá trình lành vết thương.
Bạn không nên xem nhẹ việc kiêng khem này bởi nó có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe sau này.
Có rất nhiều trường hợp khách hàng không thực hiện việc kiêng cữ theo khuyến nghị, thường xuyên ăn mì tôm khi vết thương vẫn chưa lành dẫn đến việc chảy dịch, thậm chí là máu mũi.
Có thể bạn không biết rằng gói gia vị trong mì tôm mà bạn yêu thích chính là “thủ phạm” gây nên các biến chứng khó lường.
Khi cơ thể nạp vào 1 lượng lớn natri sẽ xảy ra phản ứng như nhịp tim tăng nhanh, lượng máu lưu thông lớn không kiểm soát. Từ đó, ảnh hưởng đến vùng mũi đang chịu tổn thương dẫn đến xuất huyết.
Trong trường hợp xấu hơn khi dịch chảy vào bên trong sụn có thể khiến mũi bị mưng mủ, có khả năng cao bạn sẽ phải phẫu thuật lại để tránh nguy hiểm.
Đối với chất liệu độn, đặc biệt là sụn nhân tạo thời gian đầu khi cấy vào mũi sẽ ít nhiều gặp các phản ứng “đấu tranh” của cơ thể nhằm loại bỏ “kẻ ngoại đạo” này.
Tùy vào mức độ tương thích cao hay thấp mà các phản ứng cũng nặng nhẹ khác nhau. Đặc biệt với những bạn có cơ địa nhạy cảm thì rất dễ xảy ra tụt sụn, lệch, hay thậm chí là đào thải sụn.
Kèm theo đó là các triệu chứng gây khó chịu kéo dài như đau đầu, buồn nôn, phát ban,…
Ngay cả khi bạn ở trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh bình thường thì việc ăn nhiều mì tôm cũng sẽ dẫn đến nổi mụn trên mặt và nhiều vùng da khác.
⭐⭐⭐ ĐỌC NGAY: Nâng mũi xong ăn bún được không?
Do vậy, sau phẫu thuật nếu ăn mì có thể gây nên các phản ứng “mạnh mẽ” hơn như: sưng đỏ, mẩn ngứa, mụn mọc lên hàng loạt. Trong khi bạn vẫn đang tiếp tục phải dùng kháng sinh sau nâng mũi thì việc điều trị mụn gần như là không khả thi.
Do vậy, bạn cần phòng tránh ngay từ đầu bằng việc loại bỏ hoàn toàn mì tôm ra khỏi chế độ ăn hàng ngày, đồng thời tuân thủ tuyệt đối khuyến nghị của bác sĩ.
Thật đáng tiếc là mặc dù trong mì tôm chứa một lượng lớn các thành phần khác nhau nhưng dường như không có một chất dinh dưỡng nào thực sự tốt cho cơ thể.
Không chỉ vậy, mỳ tôm còn gây cản trở quá trình tiêu hóa bình thường, tạo gánh nặng cho dạ dày và thận.
Ngay cả khi bạn sử dụng những loại mì ăn liền cao cấp nhất, được quảng cáo là làm từ khoai tây hay không chất bảo quản,…thì chúng cũng không hề có một chút giá trị dinh dưỡng nào.
Cơ thể của bạn lúc này rất cần những dinh dưỡng thực sự như đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để hồi phục.
Do vậy, việc sử dụng mì gói liên tục sẽ khiến vết thương lâu lành, tăng nguy cơ nhiễm trùng thậm chí là hoại tử.
Tưởng chừng như việc nâng mũi ăn mì tôm được không chỉ là một vấn đề rất nhỏ. Tuy nhiên, theo những phân tích ở trên ta có thể thấy mức độ ảnh hưởng của nó không hề nhỏ chút nào.
Vậy với những tín đồ của mì tôm thì phải làm sao? Bạn phải kiềm chế sự “thèm thuồng” của mình trong bao lâu?
Đây chính là giai đoạn mà vết thương của bạn nhạy cảm nhất, do vậy phải kiêng tuyệt đối không được ăn mì tôm.
Cùng với đó, bạn phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu mà bác sĩ đề ra như uống thuốc đúng lịch, giữ gìn vệ sinh vết mổ, thay băng thường xuyên.
Ở giai đoạn này mũi đã bắt đầu bước vào giai đoạn hồi phục thực sự nên bạn có thể cảm nhận thấy rõ vùng sưng đã giảm hẳn, vết thương đã khô dần.
Thời điểm này bạn đã có thể sử dụng mì tôm, tuy nhiên vẫn nên hạn chế chỉ sử dụng 1 – 2 gói/tuần
Mặc dù vây, theo lời khuyên của các chuyên gia thì để đảm bảo quá trình làm lành vết thương được diễn ra tốt nhất thì bạn vẫn không nên sử dụng mì tôm trong thời gian này.
Từ thời điểm này trở đi, dáng mũi của bạn đã được cố định hoàn toàn, vết mổ cũng đã gần như lành hẳn. Do vậy, việc có ăn mì tôm hay không cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả sau phẫu thuật.
Tuy nhiên, để chắc chắn về mức độ an toàn thì bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sỹ bởi cơ địa mỗi người là khác nhau nên tốc độ hồi phục cũng không giống nhau.
Thời gian cần kiêng mì tôm do đó cũng có thể rút ngắn hoặc kéo dài hơn so với bình thường.
Trong thời gian ăn kiêng “dài đằng đẵng” đó bạn làm gì để có thể thể giảm bớt cơn thèm thuồng của mình? Giải pháp chính là lựa chọn những thực phẩm thay thế tương tự như mì gói.
Một số sản phẩm thông dụng có thể kể đến như:
Có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn so với việc nấu mì nhưng những món ăn kể trên cũng rất vừa miệng, có thể giúp bạn quên đi cơn thèm mì ngay sau đó.
Không chỉ vậy, chúng còn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nên giúp thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. Ngay cả khi vết thương đã lành thì bạn cũng nên duy trì chế độ ăn này để cơ thể được khỏe mạnh hơn.
Nâng mũi là một cuộc phẫu thuật lớn, được ví như một “cuộc cách mạng” với khuôn mặt. Do vậy, những đòi hỏi về chăm sóc hậu phẫu cũng sẽ nghiêm ngặt hơn.
Chế độ ăn kiêng là một trong số những điều tiên quyết mà bạn phải tuân thủ, bên cạnh mì tôm còn nhiều loại thực phẩm khác không nên sử dụng như:
Đây là loại thực phẩm mà bạn nên tránh xa sau khi nâng mũi, bởi chúng có thể gây ngứa ngáy, sưng đỏ, ngăn cản quá trình làm lành tự nhiên của cơ thể.
Do vậy, kể cả là một “con nghiện” hải sản đích thực thì bạn cũng cần học cách nói “không” để có thể bảo đảm an toàn cho chính bản thân
Chắc hẳn khi còn nhỏ bạn đã ít nhất 1 lần được mẹ nhắc nhở là không ăn thịt gà và đồ nếp khi có các vết thương hở trên cơ thể.
Điều này cũng tương tự như khi nâng mũi, các loại thực phẩm này có thể gây sưng viêm ở vùng can thiệp. Theo đó, chúng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên các loại biến chứng sau này.
Đây chính là bộ đôi gây nên những vết sẹo lồi có màu thâm “xấu xí” trên vùng da bị tổn thương.
Do vậ,y nếu bạn không muốn chiếc mũi xinh đẹp của mình lại có những vết sẹo phản cảm thì không nên ăn thực phẩm này trong ít nhất 2 tháng đầu.
Trên đây, BVTM Đông Á cung cấp câu trả lời cho nâng mũi ăn mì tôm được không của bạn. Bạn đã trải qua rất nhiều đau đớn để mong có được ngoại hình như ý, vậy tại sao lại không thể nhịn ăn một chút chứ đúng không nào?
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ
Gửi thông tin
Gửi thông tin
Nhập thông tin của bạn
×