6 Cách trị mụn cóc bằng tỏi dễ làm tại nhà, hiệu quả nhanh chóng
25-05-2022Nội Dung
Mụn ở trán hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do các vấn đề về nội tiết hoặc ngay cả yếu tố sinh hoạt hàng ngày.
Để làm rõ vấn đề này 1 cách chi tiết nhất, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số yếu tố sau đây:
Lý do hàng đầu khiến mụn nổi trên vùng trán, má, cằm,... là do yếu tố nội tiết trong cơ thể. Sự thay đổi nội tiết gây hình thành mụn trán thường diễn ra ở giai đoạn tuổi dậy thì.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai, chu kỳ kinh nguyệt và tiền mãn kinh cũng rất dễ xuất hiện mụn xung quanh trán.
Mụn nội tiết trên trán thường là các vết mụn nhỏ li ti, có đầu trắng hoặc đen. Những vết mụn này thường dẫn đến tình trạng nóng, đỏ, đau, rát khó chịu.
Thói quen sinh hoạt thiếu hợp lý cũng được xem là lý do hàng đầu khiến mụn trán xuất hiện.
Việc thường xuyên ngủ muộn, cơ thể ở trạng thái stress, ăn nhiều thực phẩm cay nóng,… sẽ khiến da liên tục sản sinh dầu, gây ra các vết mụn trên trán.
Bên cạnh đó, thói quen cậy, nặn mụn cũng khiến các nốt mụn xung quanh trán trở nên tồi tệ hơn. Nhất là khi tay bạn không sạch, vi khuẩn sẽ dễ có cơ hội phát triển và lây lan trên vết thương do nặn mụn.
Nhiều loại mỹ phẩm có chứa hóa chất độc hại, gây dị ứng nếu chúng ta sử dụng, từ đó khiến mụn mọc chi chít ở trán.
Ngoài ra, nhiều bạn nữ thường có thói quen trang điểm quá dày, điều này khiến lỗ chân lông bị bít tắc, thừa dầu. Bên cạnh đó việc trang điểm nhưng tẩy trang và vệ sinh da mặt không kỹ cũng khiến cặn mỹ phẩm tồn tại trên da.
Những vết cặn này khi kết hợp với bã nhờn sẽ làm lỗ chân lông “không thở được”, tạo điều kiện cho mụn hình thành.
Bạn cũng nên lưu ý đến thành phần của các loại thuốc nhuộm, uốn, tẩy tóc. Trong trường hợp sản phẩm làm tóc có chứa nhiều hóa chất độc hại cho da dính lên trán, thì khả năng để lại mụn cũng là rất cao.
Trong trường hợp mụn bọc, mụn ẩn xuất hiện nhiều trên trán, bạn cần chú ý vì đây là báo hiệu sự xuống cấp sức khỏe của bộ phận tim mạch.
Điều này được các chuyên gia xác định là do quá trình tuần hoàn máu có vấn đề, khiến cho việc đào thải độc tố không hiệu quả, dẫn đến hình thành mụn ở trán.
Bên cạnh đó, mụn nổi nhiều tại vùng trán cũng có thể do tiêu hóa kém. Tốt nhất, bạn hãy hạn chế tối đa việc thức khuya và ăn nhiều thực phẩm nhiều đường, cay nóng, nhiều dầu mỡ…
Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục, uống đủ nước, bổ sung dinh dưỡng cân bằng… chính là cách cải thiện sức khỏe và tình trạng mụn.
Gặp bệnh lý về gan cũng khiến mụn trên trán xuất hiện nhiều hơn. Gan là cơ quan làm nhiệm vụ thải độc, do vậy gan yếu sẽ khiến độc tố tích tụ lại trong cơ thể gây nóng trong và phát sinh mụn trán.
Nếu tình trạng mụn trán mọc quá dày, tái lại nhiều lần, cơ thể có biểu hiện khó chịu,... Lúc này, bạn hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
Áp dụng các phương pháp xóa mụn tại nhà được xem là cách được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Bởi trên thực tế, những phương pháp này rất dễ thực hiện, không tốn nhiều chi phí.
Với trị mụn trán tại nhà, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Muốn trị mụn trên trán thì việc đầu tiên bạn cần làm là vệ sinh da mặt đúng cách.
Rửa mặt chính là bước rất quan trọng để chăm sóc da mụn. Nếu mặt được vệ sinh sạch sẽ, thì những bước chăm sóc da sau đó mới đem lại hiệu quả cao.
Bạn hãy chọn những loại sữa rửa mặt có thành phần tự nhiên không hại cho da, tốt nhất là loại có tác dụng làm sạch nhẹ nhàng.
Mỗi ngày, bạn nên rửa mặt từ 2 - 3 lần, tránh việc thực hiện quá nhiều làm kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh.
Một tuần bạn nên tẩy tế bào chết trên da từ 1 - 2 lần/tuần để làm sạch lỗ chân lông. Bạn có thể sử dụng những sản phẩm tự nhiên an toàn như muối biển, bùn khoáng, bã cà phê...
Sử dụng các sản phẩm thuốc bôi, uống cũng được đánh giá là phương pháp giúp chữa mụn hiệu quả.
Sau khi làm sạch da, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần như tinh bột nghệ, vitamin E, lô hội, tinh chất hành tây đỏ…
Ngoài ra bạn nên kết hợp với các loại đồ uống giàu dưỡng chất, vitamin, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ chống nhiễm khuẩn vùng da mụn như nước rau má, chanh mật ong, trà atiso...
Chế độ ăn uống bổ sung thực phẩm tốt cho da có tác động không nhỏ trong điều trị mụn. Chúng ta cần tăng cường cung cấp cho cơ thể đủ protein, kẽm, collagen, vitamin A, C…
Những loại thực phẩm thích hợp bao gồm rau xanh, hoa quả tươi, các loại cá, đậu nành… Đây chính là biện pháp hỗ trợ điều trị mụn có tác dụng lâu dài và hiệu quả.
Nếu bạn cảm thấy đã quá mệt mỏi vì tình trạng mụn tái phát lại nhiều lần. Vậy thì hãy tìm đến phương pháp điều trị bằng công nghệ Bio-Acne độc quyền của BVTM Đông Á. Đây là phương pháp đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn để điều trị khi mới chớm mụn, cho đến cả những vết mụn cứng đầu nhất.
Bio-Acne là giải pháp sử dụng công nghệ cao để trị mụn, với việc kết hợp nhiều phương pháp như sản phẩm chuyên dụng, công nghệ ánh sáng Blue Light, mặt nạ oxy tươi…. Bio Acne mang đến hiệu quả rõ rệt.
Công nghệ này tác động chuyên sâu đến phần chân mụn. Loại bỏ tận gốc bã nhờn trong nang lông, tiêu diệt ổ vi khuẩn và ngăn ngừa mụn quay trở lại.
Bên cạnh đó, da được tái tạo và nuôi dưỡng từ sâu bên trong sẽ hạn chế tối đa hình thành thâm và sẹo.
Trên đây là những thông tin chi tiết về vấn đề mụn ở trán, nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả. Hy vọng những thông tin này thực sự hữu ích với những bạn đang đau đầu về tình trạng mụn của mình.
Chúc các bạn sớm tìm ra giải pháp điều trị hữu hiệu để sở hữu làn da sáng đẹp, mịn màng.