10/05/2022
Tác giả: admin
Tham vấn y khoa: Chuyên gia thẩm mỹ Đông Á
2833 lượt xem
Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được bình thường? Đi xe máy tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe, ảnh hưởng không tốt tới kết quả nâng mũi. Theo dõi ngay lời khuyên dưới đây của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm hữu ích nếu bắt buộc phải di chuyển bằng xe máy khi mũi chưa lành hẳn.
Đi lại, di chuyển sau nâng mũi chắc hẳn là nhu cầu thiết yếu của bất kỳ người nâng mũi nào. Vậy cần kiêng đi xe máy hoàn toàn trong bao lâu? Có thể sử dụng phương tiện này khi mũi ở trong giai đoạn hồi phục nào? Xem ngay!
Bác sĩ khuyến cáo người nâng mũi chỉ nên đi xe máy sau khi mũi được tháo nẹp. Thời gian tháo nẹp của mỗi phương pháp là khác nhau. Trong đó:
Tuy nhiên, để đảm bảo mũi lên dáng chuẩn đẹp nhất, bạn nên chờ đến khi mũi lành hẳn. Hãy kiên trì trong khoảng 2 – 4 tuần nhé! Trường hợp bắt buộc phải di chuyển, ô tô chính là phương tiện tối ưu để bảo vệ và ngăn ngừa biến chứng đáng tiếc sau nâng.
Trường hợp lỡ đi xe máy rồi phải làm sao? Lúc này, hãy dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi. Đồng thời, bạn cần theo dõi chặt chẽ tình trạng mũi. Nếu bị sưng đau kéo dài, sống mũi lệch hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
Sau khi nâng, các bộ phận của mũi chưa ổn định nên rất dễ bị tổn thương. Đi xe máy có thể gây:
Tụt sụn mũi
Sụn nâng mũi chưa thể cố định, liên kết chặt chẽ với các mô. Bên cạnh đó, phần da mũi mới khâu cũng chưa hồi phục.
Phanh gấp, đi vào đường gồ ghề, nhiều ổ gà – ổ voi có thể làm thành quả nâng mũi “đổ sông đổ bể”. Không những thế, bạn còn phải mất thêm chi phí để chăm sóc sức khỏe và sửa mũi.
Nhiễm trùng, dị ứng
Mũi sau nâng rất yếu, các hàng rào bảo vệ mũi bị tổn thương chưa thể phục hồi. Trong khi đó, xe máy không có khả năng chắn gió, bụi như ô tô.
Vi khuẩn, bụi bẩn có thể dễ dàng xâm nhập, tăng sinh nhanh chóng làm vết thương đau rát, nổi mẩn thậm chí nhiễm trùng. Nếu tình huống này xảy ra, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sau.
Da mẩn đỏ, phồng rộp do ánh nắng
Ánh sáng mặt trời chiếu các tia UV không tốt cho vết thương sau nâng mũi. Chúng sẽ kích thích máu chảy nhiều hơn vào vết thương. Trường hợp nặng có thể bị ban đỏ, hình thành bọng nước.
Bên cạnh đó, bức xạ này còn có thể làm rối loạn chức năng của bạch cầu. Quá trình hồi phục sau nâng sẽ kéo dài hơn.
Nguy cơ gặp tai nạn giao thông
Bác sĩ sẽ tiến hành gây mê để giúp người nâng không cảm thấy đau khi thực hiện nâng mũi. Kết thúc phẫu thuật, thuốc mê chưa hết tác dụng khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, bồn chồn,…
Điều kiện sức khỏe không đảm bảo có thể khiến bạn không kịp xử lý các tình huống bất ngờ trên đường. Chỉ thao tác phanh gấp vẫn có khả năng làm lộ hoặc lệch sụn nâng.
Trường hợp không còn lựa chọn nào khác, bạn có thể đi xe máy và tuân thủ chặt chẽ những lời khuyên sau đây!
Duy trì tốc độ khoảng 20 – 25km/h sẽ giúp bạn có đủ thời gian để quan sát. Bên cạnh đó, bạn cũng dễ dàng tránh được các vật cản, ổ voi, ổ gà,…
Khi đi đến các gờ giảm tốc, bạn có thể nhấc nhẹ người lên để tránh cơ thể và mũi bị nảy lên. Nên phanh từ xa thay vì phanh gấp để giảm tối thiểu lực tác động lên mũi.
Bảo vệ, che chắn kỹ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ từ môi trường ô nhiễm, ánh sáng. “Bộ giáp” bảo vệ hoàn hảo bao gồm:
Mũ bảo hiểm fullface gây khó khăn khi đội và cởi. Phần quai và kính rất dễ va phải mũi vừa nâng làm sưng đau, mũi lệch. Ngoài ra, với kích thước lớn, che phủ kín toàn bộ mặt, mồ hôi chảy ra có thể làm vết thương lâu lành hơn.
Sau khi bảo vệ kỹ lưỡng, bạn có thể sử dụng mũ bảo hiểm ¾ (mũ open-face) có kính chắn UV qua nửa mặt. Điều này vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến dáng mũi vừa giúp bạn tham gia giao thông an toàn.
Các loại mũ thời trang lưỡi trai có khả năng che ánh nắng khá tốt. Tuy nhiên, chúng không có kính bảo vệ cũng như không mang lại sự bảo vệ tốt cho đầu. Vì vậy, bạn không nên ham rẻ mà đánh mất đi quyền lợi nhé.
Để mũi nhanh lành và nhanh được đi lại bình thường, bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện chặt chẽ các khuyến cáo về dinh dưỡng và sinh hoạt sau đây!
Quả mọng giàu Vitamin C và chất chống oxy hóa (cam, quýt, kiwi,…), rau củ giàu chất xơ, rau xanh lá (rau bina, rau diếp, cải xanh, súp lơ,…); chất béo tốt (dầu cá, dầu thực vật, hạnh nhân,…); Protein (thịt lợn, đậu, hạt mè,…).
Các thực phẩm cần được chế biến mềm, dễ nhai, nuốt. Giảm hoạt động nhai sẽ hạn chế ảnh hưởng đến cơ và xương quanh vùng mũi.
Nên tránh nhai, tiêu hóa đồ ăn cứng để ăn ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, các thực phẩm gây sẹo lồi, kích ứng như rau muống, thịt bò, thịt gà, hải sản, cá, đồ nếp, đồ cay nóng,… cần kiêng hoàn toàn đến khi lành hẳn.
Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác làm giảm lượng dưỡng chất đến làm liền vết thương. Món ăn giàu chất béo cũng nên hạn chế bởi chúng cản trở quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm mũi lâu lành.
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 3 – 4 lần/ngày. Kết hợp chườm lạnh trong 2 ngày đầu tiên và chườm nóng trong ngày thứ 3 và 4 sau nâng. Bên cạnh đó, đeo kẹp nâng mũi trong 5 – 7 ngày, uống thuốc, tái khám theo chỉ định sẽ mang tới hiệu quả nâng mũi tốt nhất.
Ngoài ra, bạn cần ngủ đủ giấc 8 tiếng mỗi ngày. Không nằm nghiêng, gãi, trang điểm, vận động mạnh, quan hệ tình dục,… trong 2 tuần đầu sau nâng.
Hy vọng những chia sẻ của các chuyên gia, bác sĩ nâng mũi tại Đông Á đã giúp bạn không còn băn khoăn nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được. Chúc bạn sớm hồi phục và có được dáng mũi ưng ý nhé!
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ
Gửi thông tin
Nhập thông tin của bạn
×