
24/05/2023
Tác giả: Le Huong Giang
Tham vấn y khoa: Chuyên gia thẩm mỹ Đông Á
2914 lượt xem
Bé bị lé kim bẩm sinh nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ bị mất thị lực một phần do nhược thị, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thị lực của trẻ. Để hiểu rõ hơn về tình trạng mắt bé bị lé kim và cách điều trị bệnh bé kim ở trẻ hiệu quả, tham khảo bài viết dưới đây của Thẩm mỹ Đông Á.
Hoạt động bình thường của nhãn cầu được điều chỉnh bởi 6 cơ mắt, bao gồm: Cơ trực trong, cơ trực ngoài, cơ trực trên, cơ trực dưới, cơ chéo lớn, cơ chéo bé. Hoạt động của các cơ này được thống nhất, phối hợp giúp nhãn cầu hoạt động tốt nhất. Khi các cơ này có dấu hiệu bất thường, đó là khi hoạt động của 1 cơ hoặc một vài cơ yếu đi sẽ gây ra tình trạng 2 mắt không thể nhìn về 1 hướng. Đây chính dấu hiệu của bệnh lé. Trong đó, lé kim là dấu hiệu sớm của bệnh lé, khi mắt có biểu hiện lác nhẹ.
Mắt lé kim ở trẻ nhỏ
Lé kim phần lớn xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các em bé sơ sinh. Tình trạng lé kim ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện liên tục hoặc không liên tục. Theo đó, có những lúc mắt của bé nhìn bình thường nhưng cũng có những lúc 2 nhãn cầu không nhìn về 1 hướng.
Trẻ sơ sinh bị lé kim có thể tự khỏi khi bé lên 4-6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, lé kim có thể trở nặng và thành tật lác mắt vĩnh viễn. Khi trẻ em bị lác, mắt chỉ thu hình ảnh của bên nhìn rõ hơn. Do vậy, trẻ em bị lác không gặp tình trạng nhìn đôi. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài, mắt bé có thể giảm thị lực, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của đôi mắt. Do đó, các bậc phụ huynh nên chú ý chăm sóc sức khỏe đôi mắt của con, cho con đi khám tổng quát 6 tháng một lần để sớm phát hiện dấu hiệu của bệnh lé kim.
Bé bị lé kim có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh lý này ở trẻ:
Hai mắt hoạt động nhịp nhàng thông qua sự chi phối của các dây thần kinh và các cơ chéo bám vào nhãn cầu. Tuy nhiên, bởi một lý do nào đó, các dây thần kinh này không thể phối hợp nhịp nhàng với nhau. Lúc này, mắt của bé không thể nhìn về một hướng, xuất hiện dấu hiệu của bệnh lé kim.
Mắt bé bị lé kim do mất cân bằng 2 mắt
Một số tật mắt bẩm sinh như: cận thị, loạn thị, viễn thị,… có thể gây ra tình trạng lác ở trẻ sơ sinh. Khi gặp tật về mặt, một số cơ mắt hoạt động không ổn định, khiến cho nhãn cầu của 2 mắt không thể nhìn về 1 hướng. Trong đó, cận thị gây lác ngoài, viễn thị gây lác trong.
Mắt thường có 6 cơ nhãn cầu. Khi các cơ này hoạt động bình thường, nhãn cầu hai mắt ổn định, có thể nhìn về cùng 1 hướng. Tuy nhiên, khi một cơ nhãn cầu suy yếu, hoạt động của nhãn cầu của bên mắt có cơ suy yếu bị ảnh hưởng gây ra tình trạng lé kim.
Mắt bé bị lé kim có thể do bất thường cơ nhãn cầu gây nên
Trẻ bị tổn thương các cơ quan thần kinh hoặc tổn thương não khiến cho trẻ có những tổn hại về khả năng vận động. Điều này gây nên tình trạng lác mắt ở trẻ. Một số trường hợp, trẻ bị co giật do sốt cao cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng mắt lác ở trẻ. Dây thần kinh co giật ảnh hưởng trực tiếp và gây tổn thương thần kinh, dẫn đến tình trạng mắt bị lác.
Một số trường hợp, mắt có thể bị lác do nhiễm khuẩn, chấn thương. Lúc này, mắt bị đục tinh thể, sụp mí, nhược thị,….Ngoài ra, ung thư võng mạc hoặc bệnh Toxoplasma cũng là nguyên nhân gây lé kim ở trẻ sơ sinh.
Theo một số nghiên cứu, có đến 20% trẻ em bị mắt lé kim do di truyền. Khi bố hoặc mẹ bị lác, rất có thể con cái của họ sau này khi sinh ra cũng mắc bệnh lé kim.
Một trong những nguyên nhân quan trọng khác không thể bỏ qua, đó là những bất thường trong quá trình sinh con có thể khiến mắt bé bị lé kim. Theo đó, sinh non hoặc bé sinh ra bị thiếu cân,…có thể gây lé kim ở trẻ.
Mắt của trẻ khi mới sinh ra đã có đầy đủ cơ quan, dây thần kinh để hình thành thị giác. Tuy nhiên, các cơ quan này cần thời gian để phát triển và hoàn thiện. Khoảng 8-12 tháng, các cơ quan chức năng mắt của trẻ sẽ hoạt động được bình thường như mắt người lớn.
Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân, mắt của bé không phát triển bình thường mà bị lé kim, 2 mắt không nhìn về một hướng. Trong một số trường hợp, tình trạng này chỉ xuất hiện một thời gian ngắn, mắt bé sau đó trở lại như bình thường, đó được gọi là tình trạng “lác giả”.
Một số trường hợp khác, bé bị lé kim kéo dài, đây chính là biểu hiện của bệnh lác mắt ở trẻ sơ sinh. Mắt có thể lác ẩn khó phát hiện do độ lệch mắt không rõ ràng, cũng có thể biểu hiện rõ ràng khi trẻ nhìn nghiêng, quay đầu,…Khi đó, mắt trẻ không có phản ứng với ánh sáng hoặc không thể nhìn tập trung vào một vật.
Nếu trên 1 tuổi, bé vẫn xuất hiện tình trạng nhãn cầu 2 bên bắt không thể nhìn tập trung (bị lé kim) có thể gây giảm sút thị lực, để lại hậu quả như: cận thị, viễn thị, loạn thị,…hoặc mất thị lực vĩnh viễn. Khi phát hiện tình trạng này càng muộn, tình trạng càng trở nặng.
Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, bé bị lé kim có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, sẽ tùy vào tình trạng bệnh của bé, tuổi đời của bệnh nhân mà khả năng chữa thành công là khác nhau.
Nếu trẻ được phát hiện bệnh và điều trị sớm, khả năng khỏi bệnh sẽ cao hơn. Theo đó, để chữa lé kim cho bé, phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám. Tại đây, bác sĩ có chuyên môn sẽ thăm khám và lên phác đồ điều trị cho con.
Phụ huynh tuyệt đối không nên tự tập các bài tập về mắt cho con hoặc tự ý tra thuốc điều trị mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc này có thể khiến cho tình trạng mắt bị lé kim của trẻ trở nên nặng hơn, khó kiểm soát.
Bé bị lé kim có thể chữa khỏi được không
Lé kim là biểu hiện sớm của bệnh lác mắt nhưng lại mang đến hệ quả không tốt đối với người bị mắc bệnh này nếu không điều trị kịp thời. Vậy nên, các bác sĩ khuyên bố mẹ không nên chần chừ trong việc điều trị lé kim sớm cho trẻ để bảo vệ sức khỏe đôi mắt cho con.
Nên đưa bé đến gặp bác sĩ sớm để điều trị lé kim
Hiện nay, với nền khoa học hiện đại phát triển, có nhiều cách khác nhau để điều trị lé kim cho trẻ nhỏ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị cho bé bị lé kim ở một số trường hợp:
Với những trường hợp mắc chứng lé kim ở mức độ nhẹ, phụ huynh có thể áp dụng phương pháp tập luyện mắt tại nhà để giảm triệu chứng lé. Theo đó, mỗi ngày, phụ huynh nên dành thời gian khoảng 10 phút để cho trẻ tập các bài về mắt như sau:
Đây là phương pháp tập mắt đã được khoa học chứng minh về tính hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng vẫn cần có sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ để tăng hiệu quả khi luyện tập.
Bên cạnh đó, với những trường hợp mắt bé bị lé kim kèm theo tật khúc xạ, các bác sĩ thường cho trẻ đeo kính, kết hợp luyện tập, nếu cần thiết thì cho thực hiện phẫu thuật.
Khi bé bị lé kim kèm theo tật khúc xạ, phụ huynh của bé nên cố gắng dạy trẻ cách tối ưu hóa tầm nhìn để hạn chế tăng tật khúc xạ. Đồng thời, trẻ cũng cần được đeo kính phù hợp với tình trạng mắt hiện tại.
Ngoài ra, mắt bé bị lé kim có thể gây ra do các vấn đề ở mắt, não hoặc do rối loạn một số cơ quan thần kinh trung ương. Trong trường hợp này, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa để khám chuyên sâu, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp, giúp trẻ phục hồi các chức năng của mắt.
Nếu trẻ bị lác do liệt dây thần kinh số 3, số 4 và không thể điều khiển được cơ chéo trên, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho trẻ. Với đối tượng phẫu thuật là trẻ sơ sinh cần được gây mê toàn thân. Lúc này, các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật nới lỏng hoặc thắt chặt cơ mắt tùy vào tình trạng mắt của bé. Các bác sĩ sẽ điều chỉnh giúp các cơ mắt hoạt động tốt hơn, lấy lại thị lực.
Phẫu thuật điều trị bệnh lé kim ở trẻ
Sau phẫu thuật, bé cần được băng bịt mắt để bảo vệ vùng mắt tổn thương do thực hiện phẫu thuật. Vết thương sẽ phục hồi chỉ sau một vài ngày. Bên cạnh đó, trẻ cần được tái khám để kiểm tra lại các chức năng mắt.
Khi phẫu thuật thành công, các cơ quan chức năng hoạt động tốt trở lại, trẻ vẫn cần có chế độ chăm sóc mắt khoa học để tránh bệnh tái lại khi trưởng thành. Theo đó, trẻ cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất có lợi cho mắt để mắt hoạt động tốt hơn. Đồng thời, bản thân trẻ cũng cần được giáo dục cách bảo vệ đôi mắt tốt hơn để các cơ mắt không bị suy yếu. Theo đó, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các viên uống, thực phẩm phù hợp để bổ sung chất dinh dưỡng có lợi cho mắt.
Để phòng ngừa bệnh lé kim ở trẻ, phụ huynh cần cập nhật thêm kiến thức về chăm sóc mắt cho bé, hướng dẫn bé cách bảo vệ đôi mắt của mình. Dưới đây là một số cách giúp cho mắt của bé khỏe mạnh hơn, hạn chế mắt bé bị lé kim.
Duy trì một chế độ dinh dưỡng phù hợp, tốt cho mắt giúp các cơ quan chức năng của mắt hoạt động tốt hơn. Theo đó, phụ huynh nên bổ sung một số thực phẩm dưới đây cho trẻ để đôi mắt được sáng khỏe, hạn chế tái phát tật khúc xạ ảnh hưởng đến mắt:
Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp
Luyện tập mắt là cách tốt nhất để giúp cho mắt hoạt động tốt hơn. Theo đó, mỗi ngày, phụ huynh nên cho con luyện tập mắt theo các bài tập mà các bác sĩ hướng dẫn. Đồng thời, trẻ cũng cần được hướng dẫn về khoảng cách khi tiếp xúc với thiết bị điện tử, thời gian nghỉ ngơi của mắt để mắt dễ chịu và giảm căng thẳng lên các dây thần kinh vùng mắt.
Luyện tập mắt để tăng thị lực cho trẻ
Theo đó, thay vì cho trẻ tiếp xúc nhiều với tivi, máy tính, điện thoại,…hãy cho trẻ ra ngoài, tham gia các hoạt động thể thao để vừa giúp mắt hoạt động tốt hơn, vừa giúp trẻ rèn luyện sức khỏe.
Nếu trẻ chưa có dấu hiệu của bệnh lé kim, bố mẹ vẫn cần cho trẻ đi khám sức khỏe mắt 6 tháng – 1 năm một lần. Điều này giúp phát hiện sớm, kịp thời tình vấn đề về mắt cho trẻ, từ đó có phương án điều trị kịp thời.
Ngoài ra, với bé bị lé kim đang trong thời gian điều trị, phụ huynh cần đưa con đi khám lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi các chuyển biến phục hồi của mắt, từ đó điều chỉnh phác đồ điều trị giúp tăng khả năng thích ứng để điều trị hiệu quả, dứt điểm.
Thăm khám định kỳ
Trong bài viết này, thẩm mỹ viện Đông Á đã tổng hợp đầy đủ thông tin về mắt bé bị lé kim. Theo đó, mắt lé kim có thể chữa khỏi nếu tình trạng này được phát hiện sớm. Do đó, gia đình nên quan tâm đến sức khỏe mắt của trẻ để tránh tình trạng mắt lé kim kéo dài gây ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ
Gửi thông tin
Nhập thông tin của bạn
×