21/09/2022
Tác giả: admin
Tham vấn y khoa: Chuyên gia thẩm mỹ Đông Á
3354 lượt xem
Nhiều người thường hốt hoảng khi bị ra máu khi mang thai. Hiện tượng này có nguy hiểm cho sức khỏe không? Nó cảnh báo những dấu hiệu sức khỏe bất thường nào? Bỏ túi các thông tin hữu ích dưới đây để kịp thời xử trí khi gặp tình huống này bạn nhé!
Mẹ bầu có thể bắt gặp máu xuất hiện ở giai đoạn đầu, giữa hoặc cuối thời gian mang thai. Có khoảng 15 – 25% người mang thai có thể gặp phải tình trạng này.
Đây có thể là dấu hiệu mang thai trong những tuần đầu và không đáng ngại. Tuy nhiên, trường hợp màu sắc máu bất thường kèm các triệu chứng khác có thể là tín hiệu cho những tình huống nguy hiểm.
Nếu máu xuất hiện có màu hồng ở trong 1 – 2 tuần đầu sau khi thụ tinh, chị em không cần lo lắng bởi điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu máu màu đỏ tươi hoặc đỏ sậm hoặc chảy máu nhiều đi kèm đau bụng, chóng mặt,… mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng dưới đây!
Trong tuần thứ 4 – 5 của thai kỳ, nếu máu đỏ xuất hiện kèm đau bụng, đau vùng chậu, đau bụng dưới hoặc một bên bụng, khả năng thai lạc chỗ là khá cao. Phôi thai không nằm trong tử cung sẽ làm tổn thương, gây đau nhức và chảy máu tại vị trí làm tổ.
Nếu không điều trị kịp thời, phôi thai phát triển quá lớn có thể làm vỡ ống dẫn trứng, chèn ép các cơ quan khác,… gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu. Cần thăm khám sớm để được điều trị để duy trì khả năng có con, ngăn ngừa vô sinh và bảo vệ tính mạng.
Tín hiệu dọa sảy thai xuất hiện trong những tháng đầu mang thai. Khi đó, phôi thai chỉ còn một phần bám trên niêm mạc tử cung. Dấu hiệu nhận biết bao gồm: máu đỏ tươi, bụng dưới và hạ vị đau tức. Phụ nữ mắc u xơ/hở eo tử cung, tử cung hai sừng hoặc đôi,… có tỉ lệ mắc phải cao hơn.
Sau khi thăm khám khẳng định, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giãn cơ trơn, kháng sinh và hormone,… Đồng thời, thai phụ cần nghỉ ngơi đầy đủ, vận động nhẹ nhàng, ăn uống đủ chất,… để bảo vệ sức khỏe.
Trường hợp không khắc phục thành công dọa sảy thai, mất thai là điều tất yếu. Dấu hiệu của từng trạng thái sảy thai như sau:
Hiện tượng | Dấu hiệu bên ngoài |
---|---|
Đang sảy | Thời điểm thai 13 tuần, bụng đau thắt từng cơn ở vùng hạ vị; máu chảy nhiều lẫn máu cục; choáng và ngất. |
Sảy hoàn toàn | Trong 6 tuần đầu, bụng đau dữ dội, ra máu. Đến khi bọc thai ra ngoài thì máu ít dần. |
Sảy không hoàn toàn | Bụng vẫn đau, máu tiếp tục chảy kéo dài sau khi sảy thai. |
Sảy thai đã chết | Thai dưới 22 tuổi đã chết lưu trong tử cung, lúc đầu âm đạo ra máu. Triệu chứng nghén không còn nhưng vú có thể tiết sữa non. |
Sảy thai nhiễm khuẩn | Nhiễm khuẩn sau phá thai có biểu hiện chảy máu âm đạo kéo dài, ấn vào tử cung thấy đau kèm sốt cao, nhịp tim nhanh,… |
Để ngăn ngừa chảy máu, biến chứng khi sảy thai, hãy tìm đến các cơ sở y khoa uy tín để được điều trị đúng cách, ngăn ngừa các nguy cơ về sau.
Chửa trứng là tình trạng bánh rau phát triển xâm chiếm tử cung làm ảnh hưởng đến thai nhi. Chửa trứng có thể có toàn bộ, một phần hoặc không có phôi thai. Bên cạnh huyết ra đen sẫm, đỏ loãng trong thời gian dài, người mắc có thể bị nghén nặng, bụng to nhanh nhưng không có thai máy.
Mặc dù phần lớn ca mắc là lành tính nhưng vẫn xuất hiện trường hợp bị băng huyết, thủng tử cung hay ung thư mô trung sản. Để điều trị chửa trứng, bác sĩ sẽ chỉ định nạo hút thai trứng hoặc cắt tử cung.
Ở nửa sau của thời kỳ mang thai, hiện tượng xuất huyết có thể là dấu hiệu của một số tình trạng nguy hiểm như:
Chảy máu ở nửa cuối thai kỳ có thể do đứt nhau thai, nhau tiền đạo hoặc bị cài răng lược. Thời gian phát hiện thường ở:
Tình trạng | Thời gian có thể xuất huyết | Dấu hiệu khác |
---|---|---|
Đứt nhau thai | Trước hoặc trong khi sinh | Chảy máu kèm đau bụng, đau lưng |
Nhau tiền đạo | Nhau thai ở vị trí thấp nhất so với tử cung | Chảy máu không gây đau đớn. Nếu đến tuần 32 – 35 không chấm dứt cần sinh mổ. |
Nhau cài răng lược | 3 tháng cuối thai kỳ | Thường không biểu hiện ra bên ngoài, phát hiện được khi siêu âm, khám thai định kỳ. Một số đến khi sinh xong mới phát hiện. |
Nguy cơ sinh non khá lớn nếu máu chảy ra âm đạo trước tuần thứ 37 của thai kỳ kèm các triệu chứng như:
Ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, vùng kín rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây ngứa ngáy, khó chịu thậm chí chảy máu. Sử dụng không đúng thuốc điều trị có thể khiến các chất trong thuốc ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, quan hệ tình dục cũng có thể làm tổn thương các mao mạch nhỏ dẫn đến chảy máu. Vì vậy, hãy hạn chế quan hệ hoặc làm âm đạo bị kích thích khi mang thai.
Gặp tình huống máu chảy trong thai kỳ, các mẹ bầu cần bình tĩnh và sử dụng băng vệ sinh để quan sát đặc điểm dưới đây của máu:
Lời khuyên của bác sĩ với thai phụ như sau: uống nước ấm, ăn cháo, nằm nghỉ gác cao chân, tăng thời gian ngủ trưa, không vận động hoặc nâng vật nặng quá 5kg,…
Hãy tìm đến bác sĩ sản khoa và thuật lại những biểu hiện, triệu chứng bạn đã gặp phải. Không nên tự ý chẩn đoán và khắc phục tại nhà để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Nếu bụng đau quặn, buồn nôn, choáng váng, ngất xỉu,… thai phụ cần được cấp cứu ngay lập tức.
Bằng các biện pháp chăm sóc sức khỏe trước – trong khi mang thai, thăm khám định kỳ, hiện tượng ra máu như hành kinh có thể được ngăn ngừa. Cụ thể:
Trên đây là những nguy cơ có thể gặp phải đối với thai phụ bị ra máu khi mang thai. Như vậy, ngoại trừ khi máu ra màu hồng, hầu hết trường hợp đều cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, không nên chủ quan khi máu xuất hiện ở âm đạo bạn nhé!
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ
Gửi thông tin
Gửi thông tin
Nhập thông tin của bạn
×