
06/05/2022
Tác giả: admin
Tham vấn y khoa: Chuyên gia thẩm mỹ Đông Á
4254 lượt xem
Tụ dịch sau nâng mũi là biến chứng dễ gặp phải sau khi kết thúc quá trình sửa mũi. Tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng cần xử lý nhanh chóng để không gây bất tiện về sinh hoạt. Trước khi giải quyết khách hàng cần nắm bắt tình trạng, nguyên nhân để có hướng giải quyết phù hợp. Dưới đây hãy cùng Đông Á tìm hiểu chi tiết nhé!
Tụ dịch sau nâng mũi là việc xuất hiện túi dịch màu vàng trắng gần vị trí vết thương. Đây là triệu chứng bình thường khi thực hiện tái cấu trúc, đặt sụn nâng, chỉnh sửa dáng mũi.
Cơ chế hình thành do các mô mềm và mạch bác huyết bị tổn thương do chịu tác động trong khi phẫu thuật.
Túi dịch lớn xuất hiện sau 1 – 2 ngày phẫu thuật nâng mũi và giảm dần sau 5 – 7 ngày. Khách hàng có cơ địa nhạy cảm thì thời gian hồi phục mất 10 – 15 ngày.
Vì các yếu tố chủ quan và khách quan mà nhiều khách hàng bị sưng đau kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân.
Mũi bị tụ dịch là tình trạng phổ biến và thuyên giảm từng ngày
Theo nguyên lý hồi phục vết thương thì việc tụ dịch không gây nguy hiểm. Nó là cơ chế để bản thân thích ứng, tạo miễn dịch để hồi phục vết thương.
Nếu ổ dịch sau thời gian nhất định không thuyên giảm cần được xử lý kịp thời. Nếu không dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.
Nâng mũi cấu trúc hay sửa mũi bán cấu trúc đều thực hiện thủ thuật xâm lấn tạo ra vết thương hở trên mũi. Trong thời gian hậu phẫu khách hàng nên theo dõi tốc độ hồi phục vết thương để đưa ra đánh giá phù hợp.
Tình trạng sưng đau với từng mảng tím, chảy dịch,… là triệu chứng xuất hiện phổ biến. Tuy nhiên khi hiện tượng này không thuyên giảm bạn nên liên hệ với bác sĩ để giải quyết. Do đó khách hàng nên thận trọng với những trường hợp dưới đây:
Trong 2 – 3 ngày đầu sau phẫu thuật, dịch vàng trong mũi chảy ra nhiều. Điều này hoàn toàn bình thường vì mô mũi vừa chịu mức độ xâm lấn lớn.
Tuy nhiên sau 4 – 6 ngày dịch vẫn chảy nhiều và chuyển sang màu đỏ bạn nên gặp bác sĩ để can thiệp kịp thời. Tình trạng trên là tín hiệu khởi đầu cho hiện tượng tụ dịch sau nâng mũi.
Dịch mũi chảy liên tục không thuyên giảm
Vết thương đang có dấu hiệu nhiễm trùng với từng ổ viêm, lở loét hình thành. Vết cắt chỉ khâu không liền lại mà còn tràn dịch vàng ra liên tục. Mặc dù trước đó khách hàng đã được hút dịch sau khi phẫu thuật.
Kết hợp giữa triệu chứng sưng đau, dịch chảy nhiều khách hàng không nên chủ quan. Khách hàng nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ về triệu chứng để có phương án thích hợp. Nếu vẫn thờ ơ với điều này dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Tình trạng sưng tím, đau nhức xuất hiện phổ biến khi vùng mũi vừa chịu tổn thương. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm từ 3 – 5 ngày hoặc 7 – 10 ngày đối với cơ địa mẫn cảm. Sau thời gian này khách được chỉ định cắt chỉ nâng mũi để đẩy nhanh thời gian làm lành.
Qua thời gian trên, cơn đau không thuyên giảm mà có xu hướng tăng lên bạn cần giải quyết triệt để. Đây là dấu hiệu mở đầu cho tình trạng tụ dịch sau nâng mũi ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi đó vết thương sưng tấy, 2 màu đỏ nâu dưới da trộn lẫn gây căng tức vùng mũi.
Mũi sưng đau kéo dài không giảm bớt cần liên hệ với bác sĩ
Mao mạch dưới da được phân nhánh, tràn đều dễ bị đứt gãy. Khi đó vết thương trên mũi có thời gian hồi phục lâu hơn. Tình trạng sẹo lồi sẽ xuất hiện khi vết thương liền lại ảnh hưởng đến dáng mũi.
Mũi bị tụ dịch sau nâng thời gian dài không được xử lý kịp thời xuất hiện mùi hôi khó chịu. Hiện tượng này do vi khuẩn chiếm lĩnh vị trí trong mô, sụn mũi khiến hệ thống tế bào tiêu biến, đổi màu.
Phần mũi với mùi hôi khó chịu và có dấu hiệu hoại tử
⚠️⚠️⚠️ ĐỌC NGAY: Nâng mũi xong bị ngứa có nguy hiểm không?
Thời gian tiếp theo mũi có dấu hiệu lở loét, hoại tử mô cơ gây nên mùi hôi thối. Tình trạng này cần được vệ sinh cẩn thận để ngăn chặn đợt tấn công dồn dập của vi khuẩn.
Một số trường hợp chuyển biến nặng khiến da thối rữa kết hợp với tình trạng sốt cao, mệt mỏi kéo dài. Lúc này đừng quên đến thăm khám tại đơn vị uy tín để giải quyết, bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé!
Tụ dịch khi nâng mũi không gây nên biến chứng nguy hiểm khi được phát hiện, xử lý nhanh chóng. Tìm hiểu nguyên nhân khiến mũi bị tụ dịch giúp mọi người có hướng giải quyết phù hợp.
Thông thường mũi bị tổn thương, ứ đọng dịch sau nâng do 3 nguyên nhân cơ bản dưới đây:
Nâng mũi là thủ thuật có mức độ xâm lấn với độ khó nhất định. Quy trình nâng mũi cần đáp ứng đầy đủ về kỹ thuật, cơ sở vật chất để không xảy ra bất trắc. Trong đó tay nghề bác sĩ là nhân tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến ca phẫu thuật.
Nếu bác sĩ có tay nghề yếu kém, thao tác xử lý thiếu linh hoạt tạo ra vết rạch lớn, lượng máy chảy ra nhiều. Kinh nghiệm thực chiến hạn chế khiến việc xử lý vết thương cùng phát sinh khi nâng mũi yếu kém.
Bác sĩ tiến hành nâng mũi có tay nghề yếu kém, kinh nghiệm hạn chế
Đây là lý do khiến vết thương trên mũi lâu hồi phục, dịch ứ đọng nhiều gây nên hậu quả nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn khi nâng mũi khách hàng thực hiện sửa mũi tại địa chỉ uy tín. Điều này giúp bạn tránh những biến chứng nguy hiểm sau nâng mũi.
Cơ thể nhạy cảm do yếu tố di truyền hoặc hình thành từ thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Khi đưa vật liệu mới vào cơ thể cần kiểm chứng nguồn gốc, xuất xứ để không bị đào thải. Đây là nguyên nhân khiến việc tụ dịch sau nâng mũi trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhiều khách hàng cơ địa nhạy cảm nhưng thẩm mỹ tại địa chỉ kém chất lượng. Loại sụn nâng mũi rẻ tiền, không rõ nguồn gốc khiến mô xung quanh bị tổn thương. Tốc độ làm lành vết thương bị trì hoàn do sức đề kháng kém khiến ổ dịch tích tụ nhanh hơn.
Khách hàng có cơ địa nhạy cảm với chất liệu sụn nâng
Vì vậy trước khi nâng mũi khách hàng không nên bỏ qua bước kiểm tra sức khỏe, thử phản ứng thuốc. Đồng thời thay đổi thói quen sinh hoạt để tăng đề kháng, duy trì thể trạng ổn định cho cơ thể.
Giai đoạn hậu phẫu có ý nghĩa quan trọng khi hồi phục vết thương. Thủ thuật nâng mũi dù đơn giản hay phức tạp đều tạo ra tổn thương quanh mô mũi. Nhiều khách hàng khử khuẩn, vệ sinh không đúng cách khiến vết thương có chiều hướng nghiêm trọng.
Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ làm lạnh vết thương. Sử dụng thường xuyên đồ cay nóng, thịt bò, hải sản,… là cơ hội tốt để ổ dịch, ổ viêm hình thành quanh mũi.
Vì vậy khách hàng trong thời gian hồi phục nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để không tạo ra thương tổn nguy hiểm.
Tụ dịch mũi là vấn đề được giải quyết đơn giản khi tìm ra nguyên nhân. Vì vậy khi phát hiện khách hàng không nên lo lắng mà cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
Đồng thời liên hệ với bác sĩ để thông báo tình trạng, lắng nghe hướng dẫn chăm sóc. Đặc biệt nên chú ý đến những điều dưới đây để cải thiện vết thương nhé:
Không phải trường hợp nào tụ dịch mũi cũng nên sử dụng thuốc điều trị. Các chuyên gia khuyến cáo, trường hợp mũi bị sưng đau kéo dài không thể chịu đựng mới cần dùng thuốc.
Dựa trên tình trạng sức khỏe, cơ địa bác sĩ chỉ định thuốc giảm đau, chống viêm để hạn chế nhiễm trùng, hồi phục vết thương. Các loại thuốc chủ yếu sử dụng gồm: Paracetamol hoặc Ibuprofen, Corticosteroid.
Khách hàng nên tuân thủ liều lượng, thời gian sử dụng thuốc
Khi sử dụng bạn nên tuân thủ theo liều lượng, thời gian sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Hạn chế việc dừng thuốc đột ngột hoặc mua thêm, tăng liều thuốc gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Để giảm mức độ tụ dịch sau nâng mũi khách hàng nên tiến hành vệ sinh mũi kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học. Vùng da mũi vừa chịu tổn thương không nên sờ nắn, va chạm mạnh.
Hạn chế các tư thế cúi đầu, nằm ngủ sấp tạo áp lực nặng lên khoang mũi. Nếu không túi dịch, ổ viêm bị vỡ khiến form mũi bị dị dạng.
Vệ sinh mũi thường xuyên, đúng cách bằng nước muối sinh lý
Sau thời gian nhất định kết chườm ấm và chườm lạnh để tiêu viêm, giảm sưng hiệu quả. Khi chườm nên hạn chế để nước tiếp xúc trên da khiến vết thương càng nghiêm trọng hơn. Cần thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý để hạn chế tình trạng tụ dịch mũi sau nâng.
Thay băng gạc từ 2 – 3 lần/ngày để mũi khô thoáng, tránh nhiễm trùng. Trong quá trình vệ sinh cần đeo bao tay bảo hộ để hạn chế tối đa vi khuẩn xâm lấn vào khu vực vết thương.
Qua các bước chăm sóc, vệ sinh mà tình trạng ứ đọng dịch không giảm bớt khách hàng được chỉ định hút dịch. Đây là giải pháp tốt nhất giúp bạn xử lý ổ dịch và ổ viêm dứt điểm trên mũi. Vậy hút dịch sau nâng mũi thế nào?
Bác sĩ sử dụng đầu hút chuyên dụng đưa vào khoang mũi để loại bỏ dịch vàng, máu bầm. Sau khi đào thải dịch ra ngoài, nhân viên y tế sẽ sát khuẩn, vệ sinh sạch sẽ vị trí thực hiện.
Thao tác tiến hành nhanh chóng, đơn giản để loại bỏ ổ dịch giúp vết thương hồi phục nhanh chóng.
Dịch mũi được hút để loại bỏ là phương pháp an toàn
Có thể thấy nâng mũi bị tụ dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và tính thẩm mỹ của mỗi người. Khách hàng nên thận trọng khi lựa chọn địa chỉ nâng mũi uy tín để không tạo ra biến chứng.
Đơn vị sửa mũi cần đáp ứng đầu đủ về chuyên môn bác sĩ, kỹ thuật và phương tiện thực hiện.
Hy vọng bài viết đã giúp khách hàng có cái nhìn khách quan về tình trạng tụ dịch sau nâng mũi. Dựa trên dấu hiệu, nguyên nhân hình thành khách hàng sẽ phòng tránh tình trạng này tốt nhất. Đừng quên BVTM Đông Á là lựa chọn hàng đầu trong phẫu thuật nâng mũi và hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ
Gửi thông tin
Nhập thông tin của bạn
×