
05/05/2023
Tác giả: Kim Giang
Tham vấn y khoa: Chuyên gia thẩm mỹ Đông Á
1859 lượt xem
Hải sản là thực phẩm nhiều dinh dưỡng, là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, sau khi nâng mũi khách hàng thường phải kiêng ăn hải sản để tránh gây kích ứng, kéo dài thời gian phục hồi. Vậy nâng mũi bao lâu được ăn hải sản, thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
Nên kiêng ăn hải sản đến khi vết thương lành hoàn toàn
Thông thường, sau khi thực hiện thủ thuật trong đó có nâng mũi, bác sĩ thường chỉ định bạn kiêng hải sản đến khi vết thương lành hẳn. Bởi, hải sản thuộc nhóm thực phẩm có tính hàn, mùi tanh.
Ngoài ra, nếu hải sản không được chế biến sạch sẽ dễ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Khi cơ thể có vết thương hở, ăn hải sản rất dễ kéo dài thời gian phục hồi, vết thương bị sưng đau âm ỉ và suy giảm hệ miễn dịch.
Thêm nữa, nâng mũi cần phải kiêng hải sản vì trong cấu trúc trúc protein ở hải sản so với protein trong cơ thể con người có sự chênh lệch. Đặc biệt là các loại hải sản như: cua, ốc, nghêu, sò, tôm… khi đi vào cơ thể rất dễ sản sinh phản ứng histamin.
Đây là nguyên nhân gây ra các dấu hiệu ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, dị ứng xung quanh vết thương. Tình trạng này nếu kéo dài rất dễ gây nhiễm trùng vết thương nâng mũi.
Bên cạnh đó, trong thời gian chăm sóc hậu phẫu sau nâng mũi, nếu bạn ăn quá nhiều hải sản dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, lạnh bụng, mệt mỏi.
Quá trình phục hồi lâu dài và dễ xảy ra những biến chứng, rủi ro về sau. Chưa kể, những khách hàng có cơ địa nhạy cảm tốt nhất không nên ăn hải sản trong thời gian hậu phẫu.
Thực tế, hải sản là nhóm thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người như: nhóm vitamin B, vitamin A, omega 3, protein,… tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật.
Đặc biệt, hàm lượng protein trong hải sản là chất rất cần thiết để hỗ trợ quá trình làm lành vết thương trên da.
Thế nhưng, trong giai đoạn có vết thương hở nếu bạn nạp quá nhiều protein sẽ đẩy nhanh quá trình tái tạo da quá mức dẫn đến sẹo lồi, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Nên kiêng cữ đúng cách để đảm bảo hiệu quả
Vậy nâng mũi bao lâu được ăn hải sản? Chắc hẳn bạn đã biết được nguyên nhân cần kiêng hải sản sau khi nâng mũi, các chuyên gia trong lĩnh vực thẩm mỹ khuyến cáo khách hàng nên loại bỏ hẳn ra khỏi thực đơn hàng ngày trong vòng 3 – 4 tuần, để vết thương mũi phục hồi hẳn mới có thể ăn bình thường được.
Tuy nhiên, khoảng thời gian nâng mũi bao lâu được ăn hải sản còn tùy thuộc vào những yếu tố như: cơ địa của mỗi khách hàng, chế độ chăm sóc hậu phẫu, sức đề kháng…
Chính vì vậy, lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa đối với những khách hàng có cơ địa “dữ”, dễ bị kích ứng thì tốt nhất nên kiêng hải sản từ 6 – 8 tuần hoặc đến khi mũi ổn định.
Lúc này, mũi không còn biểu hiện sưng đau và đã vào form chuẩn. Sau đó bạn có thể ăn hải sản nhưng nên thử với lượng vừa phải, tránh lạm dụng quá nhiều món ăn này, dễ gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi, đôi khi gây ra biến chứng nguy hiểm nếu vết thương chưa phục hồi hoàn toàn.
Thực phẩm cần kiêng sau nâng mũi
Ngoài việc tìm hiểu sửa mũi bao lâu được ăn hải sản thì bạn cần kiêng ăn những thực phẩm, chế phẩm dễ gây ngứa ngáy, tăng sinh collagen hình thành sẹo lồi, viêm nhiễm vết thương…
Cụ thể, bạn hãy tuyệt đối kiêng những món ăn sau khi nâng mũi như:
Kiêng nằm nghiêng sau nâng mũi
Để giúp rút ngắn thời gian phục hồi của vết thương và mũi được nhanh chóng lên form chuẩn, bạn cần tuân thủ chế độ chăm sóc hậu phẫu, ăn uống và vệ sinh đúng cách.
Điều này giúp hạn chế biến chứng xảy ra ở mũi. Cụ thể như sau:
Một trong những nhóm thực phẩm thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương sau nâng mũi chính là nhóm thực phẩm chống viêm. Trong đó có, dầu oliu, cá béo, nấm, súp lơ, socola đen, trà xanh và một số loại trái cây như: dâu tây, nho, bơ, việt quất, cà chua,…
Tình trạng sưng tấy, phù nề và đau nhức ở mũi trong những ngày đầu sẽ được thuyên giảm nếu bổ sung các thực phẩm này trong các bữa ăn hằng ngày.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về thực đơn ăn uống để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Những nhóm thực phẩm giúp vết thương mau lành cũng rất quan trọng, không thể thiếu trong thực đơn sau nâng mũi. Mặc dù nâng mũi là tiểu phẫu đơn giản nhưng cũng cần thời gian để vết thương khô hoàn toàn. Vì vậy, việc bổ sung nhóm thực phẩm này là cần thiết.
Theo đó, bạn hãy ăn những loại rau có màu xanh đậm như: rau bina, cải xoăn, rau diếp, rau má.
Những thực phẩm giàu vitamin C từ các loại quả có múi như: cam, quýt, bưởi, dâu tây, khoai tây,…
Trái cây tươi, rau củ chứa hàm lượng lớn vitamin cực kỳ tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người mới phẫu thuật. Ngoài ra, vitamin có trong rau củ, quả còn chứa lượng lớn khoáng chất tốt cho quá trình trao đổi chất, tái tạo tế bào mới. Đồng thời,
tăng cường hệ thống miễn dịch để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Thế nhưng, bạn nên tìm hiểu các loại trái cây lành tính, vì một số loại rau củ, trái cây có tính nóng dễ khiến vết thương đau nhức.
Vùng mũi cần chăm sóc cẩn thận để tránh biến chứng
Vệ sinh vết thương hàng ngày rất quan trọng để giúp tiêu diệt vị khuẩn tích tụ, dễ gây mưng mủ, viêm nhiễm. Theo đó, mỗi ngày bạn nên dùng bông gạc sạch thấm nước muối sinh lý và lau rửa vết thương.
Chú ý thực hiện 2 -3 lần mỗi ngày và thay băng gạc để không tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm.
Ngoài ra, cần hạn chế để vết thương tiếp xúc trực tiếp với nước và bụi bẩn. Đồng thời, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Thời gian này, bạn không nên tham gia các hoạt động thể thao mạnh, cần nhiều sức khỏe dễ gây bất lợi cho quá trình hồi phục.
Thiết lập chế độ vận động nhẹ nhàng, giúp khí huyết lưu thông hỗ trợ cải thiện quy trình hồi phục kết cấu của mũi.
Bác sĩ thường kê đơn thuốc giảm đau, thuốc chống viêm để hỗ trợ khách hàng trong thời gian hậu phẫu. Do đó, bạn nên sử dụng đúng theo đơn thuốc của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý đổi thuốc, ngừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, nên tái khám theo lịch hẹn để theo dõi quá trình phục hồi. Cũng như, ngăn chặn những biến chứng bất ngờ.
Với những giải đáp về thông tin “Nâng mũi bao lâu được ăn hải sản” đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích, nắm được thời gian nên ăn hải sản hay các thực phẩm cần kiêng, chế độ chăm sóc hậu phẫu. Tuân thủ chế độ hướng dẫn mà các chuyên gia BVTM Đông Á chia sẻ để giúp vết thương mau chóng hồi phục và mũi lên form ổn định.
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ
Gửi thông tin
Nhập thông tin của bạn
×