Trang chủ » Thẩm mỹ mũi » Nâng mũi bị chảy máu do đâu? Có nguy hiểm không? Khắc phục thế nào? 
Banner Kangnam

Nâng mũi bị chảy máu do đâu? Có nguy hiểm không? Khắc phục thế nào? 

Nâng mũi bị chảy máu là hiện tượng bình thường hay bất thường? Theo dõi giải đáp từ chuyên gia Đông Á về hiện tượng này trong bài viết sau đây! Ngoài ra, bạn sẽ được bật mí mẹo giúp ngăn ngừa mũi chảy máu sau nâng hiệu quả. Đừng bỏ lỡ!

1. Nâng mũi xong bị chảy máu có nguy hiểm không?

Tùy vào vị trí và thời gian chảy máu, mức độ đáng ngại của hiện tượng nâng mũi xong bị chảy máu là khác nhau. Bạn cần chú ý theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường.

Hiện tượng rỉ máu ở vết khâu sau 1 ngày là hoàn toàn bình thường. Lúc này, chỉ cần dùng bông thấm, thay băng và tiếp tục theo dõi sức khỏe.

nâng mũi xong bị chảy máu

Vết thương bị chảy một chút máu ngay sau khi nâng do quá trình phẫu thuật tác động đến các mạch máu nhỏ xung quanh. Cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế cầm máu và làm liền những vết thương nhỏ này.

Vì vậy, lượng máu bị rỉ rất ít và không gây hại. Ngoài máu, bạn có thể thấy huyết tương chảy ra và dính trên băng gạc. 

Sang ngày thứ 2, nếu máu tiếp tục rỉ ra, sưng đau, phù nề trầm trọng hơn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để sớm phát hiện nguyên nhân và khắc phục.

2. Nâng mũi bao lâu hết chảy máu ở vết thương?

Thông thường, mũi sẽ giảm rỉ máu và ngưng hoàn toàn sau 7 ngày sau nâng. Quá trình hồi phục thường trải qua các giai đoạn sau:

  • 1 – 2 ngày đầu: rỉ máu ít, sưng và bầm do máu chưa được cầm ngay lập tức và cơ thể kích hoạt cơ chế chống viêm.
  • 3 – 4 ngày sau nâng: vết thương khô hơn, đồng thời sưng bầm giảm dần.
  • 7 ngày sau nâng: máu ngưng chảy hoàn toàn, mũi không đỏ, đau và sưng nữa.

nâng mũi bao lâu hết chảy máu

Nếu nâng mũi 1 tháng bị chảy máu bạn cần tới cơ sở y khoa uy tín để thăm khám. 30 ngày sau nâng mũi đã vào form và hồi phục 80%. Vì vậy, thăm khám sẽ giúp tìm ra nguyên nhân do kỹ thuật nâng mũi hay do tác động bên ngoài. 

3. Vì sao sau khi nâng mũi bị chảy máu?

Mũi bị chảy máu trong thời gian dài có thể đến từ một hoặc nhiều nguyên nhân dưới đây!

3.1. Nhiễm trùng mũi

Dấu hiệu nhận biết

Nâng mũi bị nhiễm trùng thường có các biểu hiện như: mũi đỏ, bầm tím, sưng đau trong thời gian dài. Thêm vào đó, dịch chảy ra nhiều bất thường, có thể kèm thêm máu.

Nặng hơn, vết thương sẽ bị mưng mủ, chảy dịch hôi. Đau nhức kéo dài không thuyên giảm, thậm chí còn có cảm giác cơn đau giật từng cơn. Nếu không được khắc phục kịp thời, nguy cơ bị hoại tử mũi là rất cao.

nguyên nhân nâng mũi bị chảy máu

Nguyên nhân mũi bị nhiễm trùng

Mũi bị nhiễm trùng bởi nhiều nguyên nhân:

  • Phòng phẫu thuật, thiết bị y tế không được vô trùng cẩn thận làm vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng ở vết thương. 
  • Chất liệu độn, nâng mũi không đạt chuẩn gây phản ứng đào thải, sưng đau kéo dài. 
  • Quá trình chăm sóc tại nhà không đảm bảo: môi trường ô nhiễm, không vệ sinh vết thương thường xuyên, ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh,… 

3.2. Mũi bị va đập mạnh

Dấu hiệu nhận biết

Các bộ phận mũi bị xô lệch sẽ làm rách, tổn thương các vùng mô, da chưa lành hẳn khiến máu chảy ra. Ngoài ra, mũi bị va đập mạnh có thể bị biến dạng, gãy, lệch sụn sang một bên.

Điều này kéo theo đầu mũi lệch, cánh mũi bên to bên nhỏ hoặc bên cao bên thấp,… Tệ hơn, sụn mũi có thể bị lộ ra ngoài. 

vì sao nâng mũi bị chảy máu

Nguyên nhân

Sự sắp xếp vị trí đồ đạc trong nhà không hợp lý hoặc bất cẩn vấp té là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng này. Ngoài ra, tai nạn giao thông, đeo kính, trang điểm quá sớm,… tác động lực lớn lên mũi cũng sẽ làm mũi chảy máu.  

3.3. Bác sĩ nâng mũi tay nghề kém

Nếu mũi bị chảy máu do bác sĩ kỹ thuật kém, bạn có thể nhận ra dễ dàng. Vùng xâm lấn rộng, vết rạch lớn, nhiều cùng vết khâu thiếu thẩm mỹ chứng tỏ:

  • Bác sĩ không thể xác định đúng vị trí cần phẫu thuật.
  • Bác sĩ chưa hiểu rõ kỹ thuật nâng, chưa biết nên đặt sụn kích thước bao nhiêu, đặt ở đâu là hợp lý nhất. 

tại sao nâng mũi bị rỉ máu

🔥🔥🔥 TÌM HIỂU NGAY: Đầu mũi bị cứng sau khi nâng mũi nên làm gì?

Đặc biệt, nguy cơ tăng cao nếu người thực hiện nâng mũi cấu trúc không có đủ chuyên môn, kinh nghiệm. Bởi đây là kỹ thuật xâm lấn sâu rộng, ảnh hưởng đến toàn bộ mũi.

3.4. Thường xuyên ngoáy mũi

Trong quá trình hồi phục, các tổ chức kết đế hình thành và mạch máu mới xuất hiện. Tốc độ phát triển nhanh làm các dây thần kinh bị chèn ép gây ngứa. Ngoáy mũi làm các liên kết chưa vững chắc này bị phá vỡ, một lần nữa làm rách da và chảy máu. 

Bạn có thể dùng túi đá chườm mũi để ngăn máu chảy. Không nên ngửa mũi về sau để ngăn máu chảy ngược vào cổ họng, khí quản. Nếu bị chảy máu nhiều, bạn có thể sẽ cần đến hướng dẫn của bác sĩ. 

4. Nâng mũi bị rỉ máu phải làm sao? 

Để hạn chế máu chảy sau khi nâng, bạn có thể dùng túi chườm đá và nhẹ nhàng đặt lên mũi. Cùng với đó, hãy dùng bông tẩm nước muối sinh lý để làm sạch khoang mũi và mối khâu 3 – 4 lần/ngày. 

Xử lý trong trường hợp bị nhiễm trùng

Trước tiên, bạn cần thông báo cho bác sĩ để nhận được lời khuyên và tiến hành biện pháp khắc phục an toàn nhất. 

Trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau. Nếu mũi đã có nhiều dịch mủ, mũi bầm nặng, bạn sẽ được tháo sụn nâng và tiến hành làm sạch khoang mũi, vết khâu. Bên cạnh đó, có thể mũi sẽ cần thêm 3 – 6 tháng mới có thể tiến hành nâng lại. 

nâng mũi bị chảy máu phải làm sao

Xử lý trong trường hợp mũi chảy máu do ngoại lực mạnh, ngoáy mũi

Để hạn chế tối đa tổn thương, bạn có thể dùng đá lạnh chườm mũi. Đá lạnh sẽ giúp làm dịu cơn đau, làm co mạch máu và ngăn vết thương rách to. Từ đó, thúc đẩy quá trình đông máu làm liền vùng da bị tác động.

Nếu phát hiện mũi bị lệch, vẹo hoặc sưng đau kéo dài sau đó, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ nâng mũi tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín nhé. 

Trường hợp do bác sĩ nâng mũi  

Thăm khám tại các bệnh viện lớn, bệnh viện thẩm mỹ uy tín để xác định mức độ tổn thương và kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ khác. 

5. Mẹo ngăn ngừa nâng mũi bị chảy máu

Bạn có thể ngăn ngừa nâng mũi bị chảy máu bằng các mẹo sau đây!

5.1. Chọn địa chỉ nâng mũi uy tín, bác sĩ giỏi

Người xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Lựa chọn địa chỉ nâng mũi an toàn, uy tín không chỉ quyết định 60% hiệu quả nâng mũi mà còn ngăn ngừa hiện tượng chảy máu kéo dài sau nâng.

cách ngăn ngừa nâng mũi bị chảy máu

Bạn có thể nhận biết các địa chỉ này thông qua các dấu hiệu dưới đây: 

  • Bác sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề của Bộ Y tế. 
  • Bác sĩ đã thực hiện nhiều ca nâng mũi thành công và nhiều năm kinh nghiệm.
  • Cơ sở được Bộ Y tế cấp phép hoạt động.
  • Hạ tầng, thiết bị, máy móc phẫu thuật nâng mũi tiên tiến, hiện đại, đạt chuẩn. 
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hành sau nâng mũi.

👉 Xem thêm: Biến chứng sau khi nâng mũi có nguy hiểm không?

5.2. Tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn chăm sóc sau nâng mũi

Chăm sóc tại nhà đúng cách giúp mũi nhanh lành, lên dáng chuẩn S-Line, L-Line. Các bác sĩ thẩm mỹ khuyến cáo:

  • Chườm lạnh trong 2 ngày đầu tiên thay vì chườm ấm. Chỉ nên chườm ấm sau khi sưng đau đã giảm.
  • 7 – 10 ngày đầu: cắt chỉ và tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
  • 1 tháng đầu: kiêng thịt gà, thịt bò, hải sản, đồ nếp, đồ cay nóng, rau muống. Đồng thời, không vận động mạnh, không ngoáy mũi, đeo kính, trang điểm,…
  • Không nằm nghiêng, nằm úp,… để tránh làm mũi lệch.

không nằm nghiêng sau nâng mũi

Như vậy, bạn không cần quá lo lắng nếu máu bị rỉ trong ngày đầu tiên nâng mũi. Bạn chỉ cần quan tâm hơn nếu vấn đề vẫn tiếp tục tái diễn từ ngày thứ hai trở đi. Nếu các tình huống không khả quan xảy ra, hãy thực hiện theo những khuyến cáo trên đây. Hoặc bạn có thể liên hệ ngay hotline 1900.6499 để được các chuyên gia thẩm mỹ của Đông Á tư vấn khắc phục nâng mũi bị chảy máu nhé!

Banner Hỏi Đáp
Có 0 bình luận bài Nâng mũi bị chảy máu do đâu? Có nguy hiểm không? Khắc phục thế nào? 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

bài tin liên quan
Câu hỏi được xem nhiều nhất
HÌNH ẢNH KHÁCH HÀNG
tin tức mới nhất
Hệ thống Thẩm mỹ Đông Á sáp nhập vào Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam

Hệ thống Thẩm mỹ Đông Á sáp nhập vào Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam

Siêu Sự Kiện Sinh Nhật Kỷ Niệm 11 Năm Đông Á Forever Love – Làm Đẹp Từ 11K

Siêu Sự Kiện Sinh Nhật Kỷ Niệm 11 Năm Đông Á Forever Love – Làm Đẹp Từ 11K

CÔ GÁI “MẶT QUẶP” TƯỜNG VY – HÀNH TRÌNH TÁI SINH NHAN SẮC TẠI THẨM MĨ VIỆN ĐÔNG Á

CÔ GÁI “MẶT QUẶP” TƯỜNG VY – HÀNH TRÌNH TÁI SINH NHAN SẮC TẠI THẨM MĨ VIỆN ĐÔNG Á

Người mẫu Trần Thùy Vân nâng ngực tại Thẩm mỹ viện Đông Á Nghệ An

Người mẫu Trần Thùy Vân nâng ngực tại Thẩm mỹ viện Đông Á Nghệ An

Tiêm meso Đông Á Gia Lai có tốt không?

Tiêm meso Đông Á Gia Lai có tốt không?

Cách lựa chọn địa chỉ tiêm meso Đồng Nai uy tín nhất

Cách lựa chọn địa chỉ tiêm meso Đồng Nai uy tín nhất

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ

Gửi thông tin
icon
Phone Message Zalo Contact