22/10/2021
Tác giả: admin
Tham vấn y khoa: Chuyên gia thẩm mỹ Đông Á
4111 lượt xem
Cảnh giác với những dấu hiệu bị mưng mủ sau khi nâng mũi vì rất có thể đây sẽ là một điềm báo mang nhiều mối nguy hại đến sức khỏe. Lúc này, bạn cần nắm được chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng nâng mũi bị sưng mủ để có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Dựa vào các dấu hiệu bị mưng mủ sau khi nâng mũi, các bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và có phương án can thiệp phù hợp.
Trên thực tế, rất nhiều tác nhân gây ra hiện tượng nhiễm trùng mũi sau khi nâng, đặc biệt là những yếu tố phổ biến như sau:
Đây là một trong những vấn đề mà bác sĩ cũng không thể lường trước được, bởi những cơ thể khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau với các nguyên liệu dùng để nâng mũi.
Có những người sau vài ngày nâng mũi đã có hiện tượng sưng đỏ và đau. Nhưng cũng có những trường hợp sau một thời gian dài mới xuất hiện các biểu hiện của sự đào thải vật liệu.
Nếu biết, bạn nên thông báo trước tình trạng cơ địa, sức khỏe của mình với bác sĩ để được tư vấn liệu pháp nâng mũi phù hợp, an toàn nhất.
Nhu cầu làm đẹp của chị em tăng cao cũng là lúc các địa chỉ nâng mũi, thẩm mỹ mọc lên như nấm. Bên cạnh những địa chỉ thẩm mỹ uy tín thì còn tồn tại một số cơ sở với đội ngũ bác sĩ không có chuyên môn cao, trang thiết bị lạc hậu, kỹ thuật còn nhiều hạn chế.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra khi tiếp xúc 1 số đặc điểm sau:
Các thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng nhiều tới giai đoạn chăm sóc sau nâng mũi, cụ thể như:
Xác định được đúng nguyên nhân gây ra tình trạng mưng mủ sau khi nâng mũi để có biện pháp cải thiện phù hợp.
Các nguyên nhân chủ yếu đến từ cơ sở thẩm mỹ và thói quen sống, vậy nên bạn cần lựa chọn thật kỹ và lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia đã có kinh nghiệm để ca tiểu phẫu diễn ra suôn sẻ.
Tại Hàn Quốc, có đến 70% dân số thực hiện phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi.
Tuy nhiên để đạt kết quả như mong muốn, không lo biến chứng xấu sau nâng mũi, bạn cần nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo mũi bị nhiễm trùng sau nâng.
Nếu bạn thấy mũi có hiện tượng bị chảy dịch ra mủ vàng, đục, có thể đi kèm cả máu cùng với mùi hôi tanh, điều đó cho thấy vùng tiểu phẫu của bạn đang bị mưng mủ.
Tình trạng này chủ yếu là do khi kết thúc quá trình nâng mũi, bác sĩ băng bó không đúng cách hoặc các dụng cụ không được đảm bảo vệ sinh khiến vi khuẩn “tấn công” vào.
Dịch chảy ra ngày càng nhiều đồng nghĩa với tình trạng của bạn đang ngày càng nặng hơn. Lúc này, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra phát hiện, khắc phục kịp thời.
Mũi sau vài ngày thực hiện tiểu phẫu ngả sang màu đen là một trong những dấu hiệu bị mưng mủ sau khi nâng mũi. Tình trạng này gọi là hoại tử và rất dễ nhầm lẫn với tình trạng mũi bị đen do bị bầm.
Tuy nhiên, mũi bị đen do hiện tượng máu bầm thường sẽ có màu đen tím than, đen nhạt hơn so với hoại tử.
Còn hoại tử là mũi bị đen do các tế bào và biểu mô ở vùng tiểu phẫu chết đi bởi khuẩn tấn công đến vùng sụn đã cấp ghép, vậy nên sẽ có màu đen đậm hơn.
Khi mũi bị mưng mủ sau quá trình nâng cũng sẽ dẫn đến hiện tượng sau nâng mũi. Bởi vùng mũi, tai và đầu có sự liên kết chức năng với nhau, nếu mũi đang chịu tác động thì vùng đầu cũng sẽ bị ảnh hưởng và dẫn đến những cơn đau.
⚠️⚠️⚠️ XEM THÊM: Nâng mũi xong bị hỏng, cách khắc phục hiệu quả nhất
Không chỉ dừng lại là những cơn đau nhức tại mũi, đầu, tai mà những người bị nhiễm trùng, sưng mủ sau nâng mũi còn có cảm giác nóng ran ngay tại vùng tiến hành tiểu phẫu.
Ngoài những dấu hiệu trên, có một số trường hợp sau khi nâng mũi còn rơi vào trạng thái sốt cao lên tới trên 37 độ.
Bởi khi phần mũi bị sưng, đau và nhiễm trùng nặng thì cũng sẽ thể hiện thông qua thân nhiệt, đó là các phản ứng của cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn.
Các trường hợp nhiễm trùng, mưng mủ sau phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi hiện đang xuất hiện ngày càng nhiều.
Từ đó dẫn đến nhiều mối lo đối với các tín đồ làm đẹp, e dè không dám can thiệp thẩm mỹ vì sợ rủi ro.
Việc nắm bắt nhanh các dấu hiệu bị mưng mủ sau khi nâng mũi để có các biện pháp can thiệp kịp thời là rất quan trọng.
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu nêu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ tại cơ sở thẩm mỹ uy tín, có đội ngũ chuyên gia lành nghề để điều trị và khắc phục tình trạng.
Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra phương án giải quyết phù hợp với tình trạng nhiễm trùng tiểu phẫu của mỗi người.
Thông thường, nếu là nâng mũi bọc sụn thì cách giải quyết hợp lý là sử dụng thêm sụn tự thân cho vùng đầu mũi.
Điều đó sẽ giúp tránh được các biến chứng không mong muốn sau tiểu phẫu, đồng thời giúp dáng mũi trông tự nhiên hơn.
Việc này còn cải thiện được tình trạng cơ địa xấu, kích ứng vật liệu nâng do sụn tự thân hoàn toàn có thể tương thích với cơ thể.
Còn với kỹ thuật nâng mũi có cấu trúc phức tạp hơn thì sẽ dùng mỡ trung bì để thay thế cho sụn. Sau đó khoảng từ 3 đến 6 tháng sau sẽ dùng sụn mới để tiến hành nâng mũi cải thiện lại.
Sau quá trình nâng mũi, toàn bộ vùng mặt xung quanh sẽ trở nên nhạy cảm, dáng mũi cũng chưa ổn định hoàn toàn.
Chính vì vậy mà việc chăm sóc sau nâng mũi rất quan trọng, bước này sẽ giúp đảm bảo mũi được phục hồi nhanh chóng, an toàn và không để lại sẹo.
Sau đây là cụ thể những bí kíp chăm sóc cho vùng mũi sau khi nâng mà bạn không nên bỏ qua:
Sau khi nâng mũi, bạn nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh để đảm bảo an toàn và nâng cao khả năng sát khuẩn.
Để thực hiện, bạn có thể sử dụng bông tẩy trang hoặc tăm bông thấm với nước muối sinh lý và vệ sinh nhẹ nhàng cho vùng tiểu phẫu.
Ngoài ra, bạn sẽ phải đến gặp bác sĩ theo lịch đã hẹn để lấy dịch mũi, cắt chỉ và thăm khám định kỳ để tránh việc gây ra nhiễm trùng.
Nhìn vào các nguyên nhân gây mưng mủ sau khi nâng mũi có thể thấy chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình nâng mũi.
Chính vì vậy bạn cần giữ một thực đơn ăn uống lành mạnh với các loại đồ ăn như thịt nạc, trái cây, phomai, nước khoáng hay những thực phẩm có chứa lượng chất xơ dồi dào để tăng sức đề kháng.
Bên cạnh đó, cần kiêng tuyệt đối những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như xôi đỗ, rau muống, thịt gà, cà phê, hải sản,… để tránh gây ra sẹo lồi và dị ứng mũi vì những loại thực phẩm đó thường gia tăng khả năng viêm nhiễm.
Các thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng hỗ trợ cho vùng mũi nâng nhanh chóng hồi phục hơn.
Lúc này, bạn nên giữ cho tinh thần thư giãn bằng những hoạt động nhẹ nhàng như đi đi bộ 7-10 vòng mỗi ngày, ngồi thiền 15-20 phút, tập những bài yoga nhẹ nhàng.
Đồng thời có chế độ nghỉ ngơi phù hợp như ngủ đúng giờ, không làm việc quá sức, không thức khuya để giúp nâng cao thể chất, tinh thần giúp cho vết thương mau ổn định.
Tùy vào cơ địa, lối sống và thói quen chăm sóc sau nâng mũi mà các dấu hiệu bị mưng mủ sau khi nâng mũi có thể sẽ khác nhau và diễn ra trong khoảng thời gian khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần xác định nhanh chóng những dấu hiệu này để có biện pháp cải thiện cho phù hợp nhất với dáng mũi và cơ địa của mình. Tham khảo chi tiết tại BVTM Đông Á
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ
Gửi thông tin
Gửi thông tin
Nhập thông tin của bạn
×