
24/05/2023
Tác giả: Le Huong Giang
Tham vấn y khoa: Chuyên gia thẩm mỹ Đông Á
2381 lượt xem
Cường giáp mắt lồi là biến chứng thường gặp ở những người bị bướu cổ (basedow) do tuyến giáp hoạt động quá mức. Cường giáp mắt lồi nếu không được khắc phục sớm có thể gây ảnh hưởng đến chức năng mắt, thậm chí gây mù lòa vĩnh viễn. Vậy cường giáp mắt lồi là gì và có cách nào để ngăn ngừa không? Cùng thẩm mỹ Đông Á tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cường giáp mắt lồi hay bệnh mắt basedow là một bệnh lý có khả năng tự miễn, gây ra bởi các kháng thể chống lại thụ thể có trong tế bào tuyến giáp cả trên bề mặt lẫn các tế bào phía sau mắt gây nên tình trạng lồi mắt.
Cường giáp mắt lồi là gì?
Theo y văn, trong những năm đầu của thế kỷ XX, hầu hết những người mắt bệnh cường giáp đều gặp phải tình trạng này. Hiện nay, chỉ còn khoảng 45% trường hợp mắc bệnh basedow bị biến chứng lồi mắt. Theo đó, cường giáp mắt lồi trở thành triệu chứng ngoài tuyến giáp phổ biến nhất ở những người bị bướu cổ (cường giáp).
Triệu chứng mắt lồi cường giáp được mô tả lần đầu tiên bởi Parry vào năm 1825. Nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng này là do thâm nhiễm tế bào Lympho, kèm với đó là sự phù nề của các mô hốc mắt, sau nhãn cầu khiến cho nhãn cầu bị đẩy lên phía trước làm cho mắt lồi.
Mắt lồi gây ra do bệnh cường giáp
Hiện nay, nhờ y học hiện đại, bệnh cường giáp mắt lồi có thể được chẩn đoán bằng cách chụp CT hoặc MRI. Nếu điều trị sớm, tình trạng này có thể được khắc phục hoàn toàn.
Các triệu chứng của bệnh lồi mắt cường giáp thường xuất hiện cùng lúc với các triệu chứng tuyến giáp hoặc xuất hiện đơn độc, ngay cả khi đã đạt được bình giáp.
Theo đó, các triệu chứng cơ bản thường thấy ở những người mắc chứng cường giáp mắt lồi như:
Ngoài những triệu chứng trên, bệnh lồi mắt do cường giáp có thể biểu hiện các triệu chứng như co cơ mi trên, lồi mắt. Độ lồi có thể đo bằng thước Hertel chuyên dụng. Các mức độ lồi mắt từ nhẹ đến nghiêm trọng như sau:
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác có thể gặp ở những người mắc chứng cường giáp lồi mắt như sau:
Bên cạnh đó, có khoảng 3-7% người mắc bệnh cường giáp có các triệu chứng nặng, đe dọa trực tiếp đến thị lực.
Với những trường hợp mắt lồi nhẹ, có thể kiểm soát tình trạng bằng việc uống thuốc kháng giáp, sử dụng nước mắt nhân tạo,…Tuy nhiên, với những trường hợp nặng hơn, cần can thiệp bằng biện pháp khác để làm giảm triệu chứng, điều trị dứt điểm tình trạng này. Một số phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến như: điều trị bằng thuốc, phẫu thuật phục hồi chức năng, xạ trị,….
Trước khi đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ thăm khám, phát hiện mức độ cường giáp của bệnh nhân, từ đó đánh giá chính xác tình trạng. Sau đánh giá, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất, đồng thời lên phác đồ điều trị nhằm giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả chứng cường giáp mắt lồi.
Bác sĩ khám mắt cho bệnh nhân
Dưới đây là một trong những phương pháp điều trị mắt lồi do chứng cường giáp mang đến hiệu quả cao, thường được các bác sĩ áp dụng để điều trị cho bệnh nhân.
Khi mức độ lồi mắt do bệnh basedow gây ra vẫn còn nhẹ, bác sĩ thường yêu cầu tái khám để theo dõi tình trạng từ 3-6 tháng một lần. Đồng thời, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thêm thuốc Selenium 100mg x2 lần/ngày x 6 tháng.
Ngoài ra, trường hợp hoạt động mạn tính mức độ nhẹ cũng có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật để phục hồi chức năng mắt, tăng tính thẩm mỹ cho đôi mắt.
Trong những trường hợp này, có một số phương pháp điều trị như sau:
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng thường được chỉ định phẫu thuật. Một số trường hợp được chỉ định phẫu thuật như sau:
Phẫu thuật chữa cường giáp mắt lồi
Ngày 21/1/2021, Basedow khi FDA đã phê duyệt Teprotumumab-trbw (Tepezza) được chỉ định để điều trị bệnh tuyến giáp gây lồi mắt, giúp người bệnh không cần phẫu thuật nhiều lần. Theo đó, Teprotumumab- trbw là một kháng thể đơn dòng, có tác dụng nhắn thụ thể của yếu tố quan trọng trong việc phát triển các tế mô, khối u (IGF-1R), từ đó giúp cải thiện tình trạng viêm giác mạc, lồi mắt, hạn chế tỷ lệ bệnh tái phát sau điều trị.
Hiệu quả điều trị bằng Teprotumumab-trbw (Tepezza) đã được chứng minh dựa trên thử nghiệm lâm sàng OPTIC-X và QUANG trên 170 bệnh nhân mắc chứng cường giáp mắt lồi. Theo đó, sau thử nghiệm, có 83% và 71% bệnh nhân điều trị với Tepezza có giảm lồi mắt hơn 2mm so với so với 20% và 10% ở nhóm bệnh nhân dùng giả dược.
Trong quá trình thử nghiệm, thuốc được tiêm qua đường tĩnh mạch với liệu trình 8 lượt, liều lượng như sau: liều đầu tiên 10mg/kg, các liều tiếp theo 20mg/kg và mỗi liều được tiêm cách nhau 3 tuần.
Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp điều trị này có gây ra một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, rụng tóc, khô da, tiêu chảy, giảm thính lực,…và một số tác dụng phụ khác.
Bệnh mắt lồi do basedow là một bệnh lý gây ra do biến chứng của cường giáp nhưng chúng phát triển độc lập với bệnh basedow. Do đó, bệnh vẫn có thể nặng lên ở những người bệnh đã đạt được mức bình giáp. Do đó, chưa có phương pháp cụ thể để phòng ngừa cường giáp mắt lồi.
Trên đây là tổng hợp của Thẩm mỹ Đông Á về thông tin liên quan đến bệnh cường giáp mắt lồi. Thông qua bài viết này, thẩm mỹ Đông Á hy vọng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích về căn bệnh này. Theo đó, bệnh cường giáp mắt lồi có thể điều trị đơn giản nếu phát hiện từ sớm. Do vậy, bạn nên khám sức khỏe định kỳ từ 3-6 tháng/lần để phát hiện và kịp thời điều trị nếu xuất hiện dấu hiệu của căn bệnh này.
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ
Gửi thông tin
Nhập thông tin của bạn
×