

Nội Dung
Chậm kinh không có dấu hiệu mang thai có nguồn gốc chính là thay đổi nội tiết tố,… Các nguyên nhân làm rối loạn nội tiết có thể từ thói quen đơn giản hoặc các bệnh lý nguy hiểm.
Việc tăng/giảm cân nặng đột ngột làm cơ thể sản xuất quá nhiều/không đủ lượng estrogen cần thiết ảnh hưởng lớn đến vùng dưới đồi. Từ đó, vùng dưới đồi - cơ quan điều chỉnh nhiều quá trình bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, lớp niêm mạc tử cung bị tác động làm cho việc chậm kinh xuất hiện.
Tăng/giảm cân đột ngột khiến cơ thể mất cân bằng về hàm lượng chất dinh dưỡng
Việc tăng/giảm cân nặng quá mức mang tới những hậu quả:
Vận động quá sức mà không cung cấp đủ lượng calo sẽ làm giảm việc sản xuất ra hormone estrogen. Lượng estrogen giảm làm cho quá trình kinh nguyệt không thể duy trì bình thường.
Việc vận động thường xuyên với cường độ quá mạnh gây tổn thương buồng trứng, tử cung. Ngoài ra, tập thể dục quá nhiều gây lạc nội mạc tử cung, lâu dài có thể gây viêm màng dạ con và nguy hiểm hơn là hiện trạng hiếm muộn vô sinh.
Đối với cơ thể, nhịp tim thay đổi bất thường, gia tăng nguy cơ đột quỵ do truỵ tim. Cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch và xương có thể bị yếu đi. Từ đó, các bệnh lý về xương nghiêm trọng có thể xảy ra như viêm xương, loãng xương, thấp khớp,...
Các hormone gây ra bởi stress, chẳng hạn như adrenaline và cortisol tác động trực tiếp đến chức năng của vùng dưới đồi. Từ đó, vùng dưới đồi bị tác động, gây hạn chế tạo ra hormone estrogen trong kỳ kinh nguyệt. Chính vì thế, căng thẳng gây ảnh hưởng tới vùng dưới đồi khiến cho chức năng sinh sản cũng bị điều chỉnh và gây nên hiện tượng trễ kinh.
Stress kéo dài sẽ gây hại tới cơ thể và có thể gây ra hiện tượng chậm kinh
Stress cường độ cao gây ra hiện tượng mất kinh, đau bụng kinh, trì hoãn rụng trứng. Ngoài ra, stress và mệt mỏi do stress gây ra làm tăng các hội chứng tiền kinh nguyệt. Căng thẳng lâu dài còn có thể làm suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ đau tim, cao huyết áp, đột quỵ hoặc tạo cảm giác bồn chồn, buồn nôn.
Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây trễ kinh như: thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc nội tiết tố, thuốc dùng trong hoá trị liệu,... Những loại thuốc này có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và làm xảy ra hiện tượng trễ kinh.
Sử dụng một số loại thuốc nhất là thuốc tránh thai có thể gây xuất huyết âm đạo bất thường, kích ứng âm đạo hoặc có thể gây thay đổi dịch tiết âm đạo. Ngoài ra, thuốc tránh thai còn gây các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, đau ở ngực, hình thành cục máu đông,...
Thuốc tránh thai là loại thuốc gây chậm kinh nguyệt rõ ràng và nguy hiểm nhất
Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia làm sản sinh lượng lớn hormone sinh sản dẫn tới hiện tượng nội tiết tố bị rối loạn. Nicotin và khói thuốc lá tác động tới vùng chậu, giảm lượng oxy tới khu vực xương chậu và ảnh hưởng tới lớp niêm mạc tử cung.
Sử dụng các chất kích thích lâu dài khiến các ống dẫn trứng gặp vấn đề, làm giảm chất lượng cũng như số lượng của trứng và nguy cơ dẫn tới vô sinh. Không chỉ vậy, sử dụng quá liều lượng các chất kích thích có tác hại không hề nhỏ như gây độc hại cho gan, phổi, ảnh hưởng tới não, thần kinh, gặp các vấn đề về tim mạch.
Mãn kinh là quá trình từ suy giảm chức năng rụng trứng hoặc chu kỳ kinh nguyệt. Việc mãn kinh diễn ra ở những người có độ tuổi trước 50 thì được coi là mãn kinh sớm.
Mãn kinh đến sớm đồng nghĩa với việc buồng trứng ngừng hoạt động
Việc mãn kinh sớm đồng nghĩa với việc chấm dứt hoàn toàn hoạt động của buồng trứng và khả năng sinh sản dù đang ở thời kỳ hormone nữ phát triển. Mãn kinh sớm còn gây ra các triệu chứng như đổ mồ hôi về đêm, rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ loãng xương, bệnh tim mạch,...
Ở những người đang cho con bú, cơ thể sản sinh ra hormon prolactin. Hormone prolactin này có tác dụng cản trở hormon sinh sản dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh trong khoảng thời gian đầu khi cho con bú.
Việc trễ kinh sau sinh khiến các mẹ bị ảnh hưởng tâm lý: lo lắng, bức bối, khó chịu,... Các mẹ còn cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, hay cáu gắt và ngứa ngáy. Nghiêm trọng hơn nữa, các mẹ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở những lần sau.
Chế độ ăn uống, lối sống không lành mạnh khiến lượng calo hấp thụ không thể đảm bảo. Từ đó, lượng calo dự trữ trong cơ thể được sử dụng triệt để, các chức năng phụ sẽ bị bỏ qua trong đó có chức năng sinh sản. Chính vì thế, chu kỳ kinh nguyệt không thể đều đặn.
Ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh không chỉ ảnh hưởng tới kỳ kinh nguyệt mà còn phá hủy sức khỏe của bạn
Ăn uống sinh hoạt không lành mạnh còn có thể gây chức năng não bị suy giảm, gây lão hoá sớm, nguy cơ mắc ung thư dạ dày, nhồi máu cơ tim và ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá.
Tuyến giáp chịu sự kiểm soát, điều khiển bởi tuyến yên và vùng hạ đồi. Rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng tới vùng hạ đồi. Từ đó vùng hạ đồi sẽ suy giảm chức năng tạo ra hormon estrogen gây trễ kinh.
Ngoài việc gây chậm kinh, rối loạn tuyến giáp còn gây béo phì, cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi, mất ngủ, hay đổ mồ hôi và tăng nguy cơ bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, việc rối loạn tuyến giáp do hội chứng hashimoto gây nên hết sức nguy hiểm.
Rối loạn phóng noãn là tình trạng noãn không được phóng ra theo chu kỳ nhất định, rụng không đều đặn. Từ đó, chu kỳ kinh nguyệt cũng không ổn định và đây là nguyên nhân dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
Rối loạn phóng noãn nếu không được phát hiện và cứu chữa sớm có thể gây vô sinh
Rối loạn phóng noãn gây ra các biểu hiện như: rối loạn kinh nguyệt, tắt kinh trong thời gian dài, độ nhầy tử cung thay đổi thất thường. Ngoài ra, rối loạn phóng noãn còn gây hiện tượng béo phì và nguy hiểm hơn cả là hiện tượng vô sinh ở nữ giới.
Buồng trứng đa nang là căn bệnh gây ra bởi sự rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, từ đó xuất hiện nhiều nang nhỏ trong buồng trứng. Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới các hormon giải phóng trứng và gây cản trở sự rụng trứng xảy ra.
Vì thế, căn bệnh buồng trứng đa nang gây rối loạn kinh nguyệt, gây ung thư nội mạc tử cung. Bên cạnh đó, bệnh này còn tăng nguy cơ sảy thai, gây vô sinh, ảnh hưởng đến tim mạch và có thể bị di truyền sang thế hệ sau.
Một số căn bệnh phụ khoa có biểu hiện chậm kinh như: viêm buồng trứng, u xơ cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm ống dẫn trứng,... Những năm qua, số lượng nữ giới mắc các bệnh phụ khoa ngày càng tăng cao do cách vệ sinh vùng kín không đảm bảo, lối sống không lành mạnh,...
Các căn bệnh phụ khoa cũng là nguyên nhân gây rối loạn kỳ kinh nguyệt
Những căn bệnh phụ khoa này mang tới nhiều tác hại cho cơ thể. Không chỉ vậy, các bệnh phụ khoa còn có thể gây nguy hiểm tới thai nhi, chị em phụ nữ có thể bị đau vùng dưới và mất máu.
Chậm kinh nhưng không có biểu hiện mang thai có mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân gây trễ kinh.
Chậm kinh không mang thai có mức độ nguy hiểm khác nhau tùy vào thời gian chậm kinh
Chu kỳ kinh nguyệt thông thường là khoảng 28 - 32 ngày. Thời gian hành kinh thường sẽ kéo dài từ 3 - 7 ngày. Do ảnh hưởng từ lối sống, chế độ ăn uống, tâm lý, trễ kinh cũng có thể kéo dài trên 5 ngày.
Khi bị trễ từ 4 - 6 tuần, các chị em nên đi khám bác sĩ. Thời gian trễ được 6 tuần, thai nhi có thể đã phát triển đến tuần thứ 5 hoặc các bệnh lý nguy hiểm cũng đã bắt đầu hình thành ở thời gian đầu.
Có 2 nguyên nhân chính gây trễ kinh nhưng không mang thai: từ lối sống và từ bệnh lý. Vậy cần xử trí như thế nào khi chậm kinh nhưng không mang thai?
Đây là nguyên nhân không gây nguy hiểm. Vì thế, muốn khắc phục chậm kinh, chị em cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để cân bằng hormone.
Với các trường hợp có dấu hiệu chậm kinh chứ không phải mang thai và có biểu hiện của các bệnh lý thì cần theo dõi sức khỏe, phát hiện dấu hiệu bệnh và thăm khám kịp thời. Bảng dưới đây nêu rõ ràng và chi tiết các biểu hiện mà các bệnh lý gây nên chậm kinh:
Bệnh lý gây chậm kinh | Dấu hiệu |
---|---|
Rối loạn tuyến giáp | Cổ sưng/bướu cổ, Cân nặng thay đổi thất thường, kinh nguyệt thay đổi, viêm cánh tay, đau cơ khớp, tóc và da suy yếu, gặp vấn đề về đường ruột, mệt mỏi, trầm cảm, lo âu. |
Rối loạn phóng noãn | Không có kinh hoặc kinh nguyệt không đều, đau ngực, bụng dưới trướng hoặc buồn nôn. |
Buồng trứng đa nang | Bế kinh, rối loạn kinh nguyệt, sạm da, nổi mụn, mọc nhiều lông, tóc rụng nhiều. |
Bệnh phụ khoa | Ngứa ngáy vùng kín, khí hư bất thường, chảy máu âm đạo bất thường, rối loạn kinh nguyệt, đau vùng chậu đau bụng dưới, tiểu nhiều, tiểu đau. |
Như vậy, chậm kinh và không có dấu hiệu mang thai còn do rất nhiều nguyên nhân khác với mức độ nguy hiểm khác nhau. Ngay khi bị mất kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai từ 5 ngày trở lên, bạn nên đến bác sĩ để khám bệnh để phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm gây hại cho cơ thể.