13/09/2022
Tác giả: admin
Tham vấn y khoa: Chuyên gia thẩm mỹ Đông Á
2905 lượt xem
Gặp phải tình trạng mang thai ngoài tử cung là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, nếu phát hiện các dấu hiệu có thai ngoài tử cung sớm, sức khỏe sinh sản của bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn. Các dấu hiệu thai làm tổ ngoài tử cung là gì? Nếu gặp phải tình trạng này, đâu là cách xử lý khoa học và an toàn? Hãy cùng Đông Á tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!
Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh không làm tổ ở trong lòng tử cung. Hiện tượng này còn được gọi là chửa ngoài dạ con hay thai lạc chỗ.
Tình trạng này có thể làm máu chảy dữ dội trong ổ bụng thậm chí làm nguy hiểm đến tính mạng của người mang thai. Đồng thời, sức khỏe sinh sản sau này cũng có thể bị ảnh hưởng.
Tỉ lệ người bị chửa ngoài tử cung không cao, chỉ khoảng 0.45 – 1.05%. Vị trí trứng làm tổ ngoài tử cung cũng khá đa dạng. Trong đó:
Khi trứng đã thụ tinh không nằm trong niêm mạc tử cung, quá trình phát triển của thai nhi sẽ gặp nhiều cản trở và không được tử cung bảo vệ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Hãy quan sát dấu hiệu bất thường của cơ thể và thăm khám với bác sĩ sản khoa để thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời.
Phụ nữ có thai không nằm trong tử cung cũng có dấu hiệu mang thai thông thường như chậm kinh, buồn nôn, vòng 1 căng tức hoặc đau bụng,… Bên cạnh đó, một số dấu hiệu bất thường cũng có thể dễ dàng nhận biết trong tuần 5 – 8.
Chảy máu âm đạo là dấu hiệu mang thai thường gặp. Tuy nhiên, nếu máu có màu đỏ thẫm thay vì màu hồng, rất có thể thai đã nằm ở ngoài tử cung.
Máu đỏ chảy ra do tổn thương đến vị trí làm tổ, làm máu chảy bất thường. Dù vậy, không phải ai mang thai ngoài tử cung cũng đều gặp hiện tượng này.
Các cơn đau xung quanh vùng xương chậu, ở cuối cột sống và phần xương xung quanh có thể xuất hiện. Triệu chứng này xảy ra do các dây thần kinh bị kích.
Mức độ đau đớn ở mỗi người là khác nhau, từ nhẹ, ngắt quãng đến đau âm ỉ thậm chí đau buốt dữ dội. Có thể đau một phần hoặc toàn bộ vùng xương chậu.
Bất kỳ phụ nữ nào khi mang thai đều bị chậm kinh. Tuy nhiên, những người có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Hãy chăm sóc sức khỏe và cân bằng công việc – cuộc sống, áp dụng các biện pháp an toàn để điều hòa kinh nguyệt. Nếu gặp tình trạng này, bạn cần thăm khám ngay khi phát hiện dấu hiệu mang thai thông thường.
Hiện tượng đau bụng xảy ra do máu rò rỉ ở nơi trứng làm tổ và kích thích dây thần kinh. Tùy vào vị trí của thai, bạn có thể cảm nhận đau ở bụng dưới, bụng trái, bụng phải, gần cổ tử cung,…
Khi kích thước thai nhi tăng lên, cơn đau sẽ gia tăng cả về mức độ và tần suất. Mặt khác, các cơ quan khác sẽ bị chèn ép, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Khi xuất hiện triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng, tay chân không còn sức, thở khó khăn hay ngất xỉu,… rất có thể khối thai đã bị vỡ. Sản phụ cần được cấp cứu ngay tại bệnh viện để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
Thai lạc chỗ từ 6 – 16 tuần có thể bị vỡ bất kỳ lúc nào gây nguy hiểm. Vì vậy, đừng chủ quan trước bất kỳ dấu hiệu nào trên đây để tránh kết quả đáng tiếc.
Các chuyên gia sản khoa đã phát hiện ra rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thai nằm ngoài tử cung. Nguy cơ càng cao ở những người có những bệnh lý/thói quen dưới đây!
Các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục nữ thường là nguyên nhân chủ đạo làm xuất hiện thai ngoài tử cung.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản đều có thể làm thai làm tổ ngoài tử cung. Những tác nhân phổ biến bao gồm:
Bằng các phương pháp chẩn đoán y khoa, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác, khẳng định bạn có đang chửa ngoài dạ con hay không. Các phương pháp phổ biến và có độ tin cậy cao bao gồm:
Mang thai ngoài tử cung có phải mổ không phụ thuộc vào thời gian phát hiện và tình trạng thai. Cách xử trí trong từng trường hợp cụ thể như sau:
Ống dẫn trứng chưa vỡ có thể khắc phục bằng các phương pháp đơn giản và ít gây nguy hiểm hơn. Các biện pháp y khoa được áp dụng thường là:
Các biện pháp trên đều cần tư vấn và thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn tại các cơ sở y tế đạt chuẩn. Không nên tự thực hiện tại nhà hoặc phòng khám chui để tránh nhiễm trùng, vô sinh thậm chí không đảm bảo tính mạng.
Khi ống trứng bị vỡ, kích thước phôi thai đã khá lớn, không thể can thiệp bằng các phương pháp đơn giản. Bác sĩ sẽ thực hiện mổ cấp cứu để cầm máu, xử lý phôi vỡ và cắt ống dẫn trứng nếu cần thiết.
Để phòng ngừa thai lạc chỗ, chửa ngoài dạ con, bạn cần giữ cho bộ phận sinh sản luôn khỏe mạnh. Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng:
Dưới đây là giải đáp từ các chuyên gia Đông Á về cách xác định cũng như khả năng mang thai sau mang thai ngoài tử cung.
Khi thai lạc chỗ, nồng độ hCG vẫn thay đổi và có thể được phát hiện bởi que thử thai. Nếu có thêm bất kỳ dấu hiệu đáng nghi nào, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác.
Nếu điều trị dứt điểm chửa ngoài dạ con và chăm sóc tốt cho sức khỏe, bạn hoàn toàn có con lần nữa. Hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên đây để sớm có tin vui bạn nhé!
Chửa ngoài dạ con là điều không ai mong muốn. Chính vì vậy, hãy giữ gìn sức khỏe thật tốt để có thời gian mang thai trọn vẹn. Sau khi điều trị, phẫu thuật mang thai ngoài tử cung, nếu xảy ra bất kỳ vấn đề nào về thẩm mỹ vùng bụng, hãy liên hệ ngay Bệnh viện thẩm mỹ Đông Á để được tư vấn phương pháp làm đẹp an toàn nhất bạn nhé!
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ
Gửi thông tin
Nhập thông tin của bạn
×