SỰ CẦN THIẾT
1. Bệnh viện là môi trường nguy cơ cao, nơi các sai sót có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào từ khâu chẩn đoán cho đến điều trị
2. Bất cứ công đoạn nào của mọi quy trình khám bệnh, chữa bệnh đều chứa đựng các nguy cơ tiềm tàng cho người bệnh
3. Bệnh viện là nơi các thầy thuốc thường xuyên bị áp lực công việc do tình trạng quá tải, áp lực tâm lý
Vì vậy: sự cố y khoa là điều khó tránh, trong đó nhiều trường hợp ngoài tầm kiểm soát. Khi sự cố xảy ra: hậu quả để lại cho người bệnh có thể là khuyết tật tạm thời hay vĩnh viễn, thậm chí tử vong.
– Hiện nay, an toàn người bệnh là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong ngành y tế, là trọng tâm cho các hoạt động cải tiến chất lượng, quản lý chất lượng, quản lý rủi ro nguy cơ tại bệnh viện với mục tiêu “trước tiên là không gây nguy hại cho người bệnh”.
– Vì thế hệ thống quản lý sự cố và rủi ro là không thể thiếu: báo cáo, điều tra các sự cố, để có các biện pháp ngăn chặn sự cố tiếp tục xảy ra.
KHÁI NIỆM
1. Sự cố: là sự việc xảy ra ngoài hoạt động bình thường của một bệnh viện hoặc hoạt động chăm sóc thông thường cho một người bệnh cụ thể. Ví dụ : người bệnh té ngã, tổn thương do kim đâm/ phơi nhiễm dịch cơ thể, lỗi do dùng thuốc, sử dụng trang thiết bị, nhận dạng người bệnh, phòng mổ ( 3 đúng )…
2. Phân loại sự cố:
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG BÁO CÁO SỰ CỐ
1. Báo cáo sự cố:
2. Hành động tức thì:
Trưởng khoa/ phòng hoặc bộ phận sau khi được báo về sự cố phải xem xét các hành động khắc phục tức thì đã được thực hiện có phù hợp chưa và điều chỉnh nếu cần thiết
3. Điều tra sự cố:
4. Đề xuất kế hoạch hành động/ giải pháp và triển khai hiệu quả: thực hiện khi có kết quả điều tra và kết luận sau cùng của sự cố, kế hoạch hành động/ giải pháp nhằm ngăn ngừa không cho sự cố xảy ra nữa và cải tiến hoạt động của bệnh viện.
5. Quản lý sự cố: Bệnh viện phải có nhân viên quản lý sự cố ( thu thập, tổng hợp báo cáo ban giám đốc và ban cải tiến chất lượng, an toàn người bệnh, qua đó đề ra lập ra kế hoạch/ giải pháp, đề án… cải tiến chất lượng, an toàn người bệnh, giảm thiểu nguy cơ, rủi ro )
6. Phản hồi thông tin : nhằm hạn chế sự cố tái diễn. Có nhiều hình thức phản hồi : trực tiếp cho nhân viên, trong chương trình họp của khoa/ phòng, trong giao ban bệnh viện,….
7. Tính bảo mật
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×