Vẻ đẹp vượt qua mọi ước mơ

MỘT SỐ NỘI DUNG QUY ĐỊNH KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH

1. LỰA CHỌN KHÁNG SINH VÀ LIỀU LƯỢNG

– Lựa chọn kháng sinh phụ thuộc vào 2 yếu tố : người bệnh và vi khuẩn gây bệnh. Người bệnh ( cá thể hóa ) phải xem xét lứa tuổi, tiền sử dị ứng thuốc, chức năng gan – thận, tình trạng miễn dịch, mức độ nặng của bệnh, bệnh kèm theo….Nếu là phụ nữ phải chú ý có thai, cho con bú. Về vi khuẩn: loại vi khuẩn và độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn

– Kê đơn kháng sinh nhằm giảm tỷ lệ phát sinh vi khuẩn kháng thuốc và phải đạt được tính kinh tế, hợp lý trong điều trị. Với những kháng sinh mới, phổ rộng, chỉ định phải hạn chế cho những trường hợp có bằng chứng khoa học là các kháng sinh đang dùng đã bị kháng thuốc

– Liều dùng kháng sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi người bệnh, cân nặng, chức năng gan thận, mức độ nặng của bệnh và tối ưu hóa liều dựa vào dược động học, dược lực học kê đơn không đủ liều sẽ dẫn đến thất bại điều trị và tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc. những kháng sinh có độc tính cao, phạm vi điều trị hẹp ( nhóm aminoglycosid, polypeptide ) phải giám sát nồng độ thuốc trong máu

2. SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ THEO KINH NGHIỆM

– Khi chưa có bằng chứng về vi khuẩn học do không có điều kiện nuôi cấy hoặc nuôi cấy mà không phát hiện được nhưng có bằng chứng lâm sàng rõ rệt về nhiễm khuẩn

– Phụ thuộc: vị trí và cơ quan nhiễm khuẩn, các vi khuẩn gây bệnh thường được xác định từ vị trí, cơ quan nhiễm khuẩn đó

– Phác đồ sử dụng kháng sinh chọn lựa có khả năng đề kháng thấp, ít phản ứng phụ, có hoạt tính cao kháng lại các vi khuẩn dựa vào vị trí nhiễm khuẩn

– Trước khi bắt đầu điều trị, cố gắng lấy mẫu bệnh phẩm để phân lập vi khuẩn trong những trường hợp có thể để điều chỉnh lại kháng sinh phù hợp hơn

– Nên áp dụng mọi biện pháp phát hiện nhanh vi khuẩn khi có thể để có cơ sở đúng đắn trong lựa chọn kháng sinh ngay từ đầu

– Nếu không có bằng chứng về vi khuẩn sau 48 giờ điều trị, cần đánh giá lại lâm sàng trước khi quyết định tiếp tục sử dụng kháng sinh

3.SỬ DỤNG KHÁNG SINH KHI CÓ BẰNG CHỨNG VI KHUẨN HỌC

– Chọn kháng sinh có hiệu quả cao nhất, độc tính thấp nhất và có phổ tác dụng hẹp nhất gần với các tác nhân gây bệnh được phát hiện

– Ưu tiên sử dụng 01 kháng sinh

– Phối hợp kháng sinh chỉ cần thiết nếu :

  • Chứng minh có nhiễm đồng thời nhiều loại vi khuẩn
  • vi khuẩn kháng thuốc mạnh, cần phối hợp để tăng khả năng diệt khuẩn

PHỐI HỢP KHÁNG SINH

– Cho một số trường hợp như điều trị bệnh lao, phong, viêm màng trong tim

– Cho trường hợp bệnh nặng mà không có chẩn đoán vi sinh hoặc không chờ kết quả xét nghiệm; người suy giảm sức đề kháng; nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn khác nhau

– Khi phối hợp, cần dùng đủ liều, nên lựa chọn những kháng sinh có tính dược động học gần nhau hoặc có tác dụng hiệp đồng

– Chú ý có một số kháng sinh thực chất đã có công thức phối hợp hiệp đồng như Co- trimoxazol ( Trimethoprim + sulfamethoxazol ), Amoxicilin + Acid clavulanic, Ampicilin+ Sulbactam….

4. LỰA CHỌN ĐƯỜNG DÙNG THUỐC

– Đường uống là đường dùng ưu tiên vì tính tiện dụng, an toàn và giá thành rẻ ( chọn kháng sinh có sinh khả dụng cao và ít ảnh hưởng bởi thức ăn )

– Sinh khả dụng từ 50% trở lên là tốt và từ 80% trở lên được coi là hấp thu đường uống tương tự như đường tiêm.

– Đường tiêm chỉ dùng khi

  • khi khả năng hấp thu qua đường tiêu hóa bị ảnh hường ( do bệnh lý đường tiêu hóa, khó nuốt, nôn nhiều… )
  • khi cần nồng độ kháng sinh trong máu cao, khó đạt được bằng đường uống: điều trị nhiễm khuẩn ở các tổ chức khó thấm thuốc ( viêm màng não, viêm màng trong tiêm, viêm xương khớp nặng…. ), nhiễm khuẩn trầm trọng và tiến triển nhanh

-> Cần xem xét chuyển ngay sang đường uống khi có thể ( điều trị xuống thang )

5.ĐỘ DÀI ĐỢT ĐIỀU TRỊ

– Phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm khuẩn và sức đề kháng của người bệnh:

  • nhiễm khuẩn nhẹ, trung bình : 3-10 ngày ( VD nhiễm khuẩn tiết niệu- sinh dục chưa biến chứng điều trị 3 ngày hoặc thậm chí 1 liều duy nhất )
  • nhiễm khuẩn nặng thời gian điều trị kéo dài hơn

– Sự xuất hiện nhiều loại kháng sinh có thời gian bán thải kéo dài cho phép giảm được đáng kể số lần dùng thuốc trong đợt điều trị và làm cho người bệnh dễ dàng tuân thủ điều trị, ví dụ như chỉ định Azithromycin chỉ cần đợt điều trị 3-5 ngày, thậm chí một liều duy nhất.

– Đánh giá chỉ định hợp lý, không nên điều trị kéo dài làm tăng nguy cơ kháng thuốc, tác dụng không mong muốn và tăng chi phí điều trị không cần thiết

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    Bài viết cùng chủ đề Thông tin sức khỏe