Trang chủ » Cấy tóc » Rụng tóc ở tuổi dậy thì do đâu? 11 Cách khắc phục Cấp tốc

Rụng tóc ở tuổi dậy thì do đâu? 11 Cách khắc phục Cấp tốc

Rụng tóc ở tuổi dậy thì trở nên đáng ngại khi số lượng tóc mất đi mỗi ngày hơn 100 sợi. Hiện tượng này xảy ra ở trẻ dậy thì khá phổ biến. Điều quan trọng là bạn cần xác định chính xác nguyên nhân và thực hiện phương pháp điều trị phù hợp. 

I. Nguyên nhân rụng tóc ở tuổi dậy thì

Rụng tóc ở tuổi dậy thì có thể do bệnh lý hoặc đơn giản là do các thói quen hàng ngày. Theo các chuyên gia, 7 nguyên nhân gây rụng tóc ở độ tuổi này phổ biến nhất bao gồm: 

1. Đang dùng loại thuốc không phù hợp

Một số loại thuốc trẻ tuổi dậy thì đang dùng có thể gây rụng tóc bao gồm: 

  • Thuốc tránh thai để chứa trị hội chứng buồng trứng đa nang, mụn trứng cá ở bạn gái.
  • Thuốc chống đông máu. 
  • Thuốc chẹn beta.
  • Vitamin A liều cao.

Các loại thuốc này có thể làm giảm hormone estrogen và tăng testosterone. Hàm lượng hormone này tăng cao và dư thừa sẽ sản sinh DHT gây rụng tóc và cản trở tóc mọc.

nguyên nhân rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì

Quá nhiều vitamin A có thể gây rụng tóc

Khi hiện tượng này xảy ra, hãy tham khảo lời khuyên và tuân theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý ngưng thuốc hoặc dùng các loại thuốc khác điều trị rụng tóc để tránh các tác dụng phụ về sức khỏe.

2. Cơ thể đang thiếu chất

Trẻ dậy thì thiếu hụt một số dưỡng chất đặc biệt quan trọng cho tóc có thể gây rụng tóc. 

  • Sắt. Thiết sắt gây thiếu máu và dưỡng chất không thể vận chuyển đến nang tóc. Điều này khiến tóc mỏng hơn và tóc mới lâu mọc. 
  • Protein và axit amin. Các chất này là thành phần chính trong tóc, tạo collagen cho tóc, nuôi dưỡng tóc khỏe và bóng mượt. Khi thiếu hụt dưỡng chất này, tóc sẽ xơ yếu và dễ gãy rụng.
  • Vitamin B3. Loại vitamin này cung cấp dưỡng chất cho sợi và nang tóc phát triển. Sợi tóc sẽ mỏng, dễ gãy và khô xơ nếu cơ thể không cung cấp đủ dưỡng chất. 
  • Vitamin B7 (biotin). Thiếu chất này có thể làm rối loạn quá trình chuyển hóa lượng đường trong máu, làm quá trình mọc tóc chậm lại. 
  • Kẽm. Cơ thể thiếu kẽm làm cản trở quá trình tổng hợp protein, mất cân bằng hormone và tăng hormone DHT làm tóc rụng bất thường. 
thiếu chất gây rụng tóc ở tuổi dậy thì

Kẽm là dưỡng chất quan trọng duy trì tóc chắc khỏe

3. Rụng tóc nội tiết tố androgen

Rụng tóc nội tiết tố androgen có thể do di truyền hoặc sự tăng cao bất thường của enzyme 5 alpha-reductase. 

Rụng tóc do di truyền có thể ảnh hưởng đến nam giới ngay từ tuổi dậy thì. Đối với nữ giới, tóc sẽ rụng nhiều hơn kể từ tuổi 40. 

4. Biểu hiện của một số bệnh lý 

Một số bệnh lý gây rụng tóc ở tuổi dậy thì bao gồm: 

  • Tóc rụng theo mảng alopecia areata. Cơ thể sẽ hiểu lầm rằng các nang tóc là “kẻ lạ xâm nhập” và sản sinh kháng thể tấn công nang tóc. Điều trị bằng thuốc có thể khắc phục tình trạng này trong 1 năm.
  • Nấm đầu tinea capitis. Sức đề kháng yếu, thời tiết, dùng chung lược, mũ làm vi khuẩn nấm tăng sinh gây ngứa, viêm da đầu và gây rụng tóc. 
  • Ám ảnh cưỡng chế trichotillomania làm trẻ không thể ngừng nhổ lông và tóc. Da đầu và tóc thường xuyên bị tác động mạnh làm tóc nhanh chóng biến mất và không thể mọc lại. 
  • Rụng tóc kiểu telogen effluvium xuất hiện sau khi trẻ bị sốt, mới phẫu thuật hoặc tâm lý bị tổn thương. Sức khỏe hồi phục và tâm lý ổn định sẽ giúp tóc mọc lại sau 6 – 12 tháng.
  • Bệnh suy giáp làm mất cân bằng trao đổi chất, gây thiếu hụt dinh dưỡng đến tóc. 
tại sao rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì

Rụng tóc theo mảng do rối loạn tự miễn

5. Dầu gội không phù hợp với da đầu

Dầu gội góp phần làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn trên tóc. Tuy nhiên, mỗi loại da đầu sẽ phù hợp với một số loại dầu gội nhất định. 

Dầu gội quá khô, nhiều chất tẩy sẽ làm mất cân bằng độ ẩm gây khô, ngứa và kích ứng da đầu. Một số loại có quá nhiều dưỡng sẽ làm da đầu đổ dầu nhiều hơn làm bít tắc nang tóc. 

6. Căng thẳng quá mức hoặc rối loạn tâm lý

Căng thẳng và tâm lý không ổn định là yếu tố làm ba mẹ khó phát hiện nhất. Stress âm thầm làm chậm quá trình mọc tóc, không kịp thay thế cho tóc đã mất.

Ở tuổi dậy thì, trẻ thay đổi rất nhiều về tâm sinh lý và phải chịu nhiều áp lực từ việc học. Trẻ có thể trái tính trái nết, hành động khác thường, hay cáu gắt,… Ba mẹ cần chú ý hơn, tâm sự cùng trẻ cảm thấy thoải mái hơn. 

bị rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì do căng thẳng

Căng thẳng làm ức chế mọc tóc

7. Phương pháp tạo kiểu và làm đẹp thiếu khoa học

Tạo kiểu bằng máy uốn – ép, nhuộm màu tóc,… làm suy yếu chân tóc và đau da đầu. Bên cạnh đó, buộc tóc quá chặt sẽ khiến dưỡng chất không thể nuôi dưỡng chân tóc. 

II. Trị tóc rụng ở tuổi dậy thì như thế nào?

Thăm khám và điều trị bệnh lý gây rụng tóc để được tư vấn cụ thể. 

1. Dùng thuốc điều trị rụng tóc

Để xác định đúng loại thuốc cần dùng cho trẻ bị rụng tóc tuổi dậy thì, ba mẹ cần đưa con đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. 

Các loại thuốc phổ biến bao gồm: Minoxidil, Spironolactone, Corticosteroid hoặc Ketoconazole,…

trị rụng tóc cho trẻ dậy thì

Chọn loại thuốc phù hợp với độ tuổi, phù hợp với mức độ rụng

2. Điều trị bằng ánh sáng laser cường độ thấp

Đây là phương pháp tiên tiến được phát triển và phổ biến ở Bắc Mỹ. Ánh sáng laser liều thấp có tác dụng kích thích mọc tóc tự nhiên. 

Phương pháp này không gây ra tác dụng phụ như các loại thuốc điều trị rụng tóc và không gây đau đớn. Tuy nhiên, nó chưa phổ biến trên thế giới và hiệu quả cần được nghiên cứu thêm. 

3. Điều trị bệnh lý gây rụng tóc

Các bệnh lý gây rụng tóc có thể được điều trị bằng thuốc xịt, bôi trực tiếp lên tóc. Hoặc các bác sĩ cũng sẽ chỉ định các loại thuốc uống điều trị kết hợp tùy theo tình trạng bệnh. 

4. Áp dụng các phương pháp Đông y

Thuốc chống rụng tóc Tây y mang lại hiệu quả nhanh nhưng gây khá nhiều tác dụng phụ như khô da, phát ban, ăn không ngon,… 

Các bài thuốc Đông vừa giải quyết rụng tóc nhiều tuổi dậy thì tận gốc vừa bổ sung dưỡng chất tăng cường sức khỏe của trẻ. 

Trị tóc rụng nhiều cho trẻ dậy thì

Nên chọn cơ sở lâu năm, uy tín để mua thuốc

Các phụ huynh nên chọn các cơ sở thuốc đông y trị tóc rụng uy tín, nhiều năm kinh doanh. Không nghe theo những lời quảng cáo trên mạng để tránh “tiền mất tật mang”. 

5. Kết hợp các phương pháp tự nhiên 

Trong khi gội đầu, bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ/kem ủ tự nhiên dưới đây: 

Nguyên liệu & Cách làm

Tác dụng

Cách sử dụng

Mật ong, dầu dừa, giấm táo theo tỉ lệ 2-1-1

Dưỡng ẩm, cung cấp vitamin, khoáng chất, amino axit cho tóc. 

Thoa lên tóc sau khi gội. Massage 5 phút và gội lại bằng nước.

2 lòng đỏ trứng gà, 1 hộp sữa chua không đường

Bổ sung protein, vitamin E, B, A,… hạn chế dầu nhờn, gàu,… 

Thoa lên tóc sau khi gội. Ủ 5 – 10 phút và gội lại.

200ml bia và 20ml giấm táo

Silica trong bia giúp tóc chắc khỏe và nhanh mọc

Thoa lên tóc sau khi làm ẩm. Massage 3 – 5 phút và gội lại. 

1 thìa vitamin E và 4 thìa cà phê tinh dầu bưởi, làm nóng trong lò vi sóng. 

Hồi phục tóc bị hư tổn, tăng độ bóng mượt cho tóc.

Để hỗn hợp nguội và ủ tóc tối thiểu 30 phút. 

Lưu ý: Không nên quá lạm dụng các mặt nạ ủ, massage tự nhiên để tránh gây bết tóc. Mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất. 

👉 Xem thêm: 7 cách trị rụng tóc bằng dầu dừa tại nhà hiệu quả và an toàn tuyệt đối

III. Ngăn rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì với 6 cách đơn giản 

Tham khảo 7 lời khuyên từ chuyên gia dưới đây sẽ giúp con bạn giảm nguy cơ bị rụng tóc ở tuổi dậy thì. Xem ngay!

1. Tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là tóc

Bổ sung đầy đủ các thực phẩm từ các nhóm dưỡng chất sau sẽ giúp ngăn ngừa tóc rụng nhiều ở tuổi dậy thì. 

  • Các thực phẩm giàu sắt: trai, sò, ốc, hàu, rau bina, nội tạng động vật, rau – hạt họ đậu, sung,… Ngoài ra, có thể bổ sung hoa quả như dâu tây, kiwi, cam, quýt,… giàu vitamin C để tăng hấp thu sắt.
  • Thực phẩm giàu protein: thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, cá béo, tôm, mực, hải sản,…
  • Thực phẩm giàu vitamin B: cá hồi, rau xanh, nội tạng, trứng, sữa,…
  • Thực phẩm giàu kẽm: tôm, cua, sữa, lòng đỏ trứng, ổi, vừng, mầm lúa mì, socola đen, thịt bò, thịt cừu,…
  • Uống đủ 1 – 2 lít nước mỗi ngày để quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra thuận lợi hơn. 

Chế độ ăn cho trẻ bị rụng tóc tuổi dậy thì cần tránh đồ ngọt, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,… 

ngăn rụng tóc ở tuổi dậy thì

Nhóm thực phẩm giàu sắt tăng sức khỏe tóc

2. Hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc tây

Thuốc tây điều trị trầm cảm, hội chứng buồng trứng đa nang,… có thể gây rụng tóc. Một số loại thuốc trị rụng tóc cho trẻ dậy thì còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. 

Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc tây mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

3. Chọn loại dầu gội, dưỡng chất massage phù hợp với da đầu

Để chọn loại dầu gội phù hợp, hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây của các chuyên gia về tóc!

Loại tóc

Dầu gội phù hợp

Tóc thường

Tỷ lệ chất dưỡng ẩm và chất tẩy rửa cân bằng. 

Tóc dầu

Chứa kẽm, pH>6, ít hóa chất, ít chất dưỡng ẩm. Ưu tiên dầu có nhiều thành phần tự nhiên

Tóc mỏng

Chứa polyquaternium 7 hoặc 10, chất tạo màng bảo vệ như protein và PG-propyl silanetriol. Không chọn loại chứa silicon.

Tóc xoăn

Giàu độ ẩm và dưỡng chất, có khả năng làm sạch sâu.

Tóc hư tổn

Cấp ẩm, chứa dimethicone và cyclomethicone, pH từ 4.5 – 6.7.  

Gội đầu 2 – 3 ngày/lần và không dùng máy sấy sẽ giúp mái tóc chắc khỏe, ngăn gãy rụng hiệu quả. 

4. Sinh hoạt điều độ, tập thể dục thể thao

Để giữ mái tóc chắc khỏe, trẻ dậy thì không nên học tập quá sức, thức quá khuya (sau 23 giờ) hoặc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử (không quá 2 tiếng).

Ngoài ra, chơi các môn thể thao như bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, yoga, nhảy dây,.. góp phần tăng hiệu quả trao đổi chất, cải thiện hấp thu và tăng cường sức khỏe toàn diện.  

5. Giảm căng thẳng, stress

Bên cạnh tập luyện thể thao, trẻ dậy thì có thể giảm căng thẳng, áp lực bằng các biện pháp như viết nhật ký, nghe nhạc, đi dã ngoại, ăn uống đầy đủ, cân bằng thời gian học tập – vui chơi,..

Đặc biệt, ba mẹ cần thường tinh tế, làm bạn và thường xuyên tâm sự với con, hiểu con để giúp con thoải mái và vui vẻ hơn. 

viết nhật ký để giảm căng thẳng

Viết nhật ký hàng ngày giúp tinh thần thoải mái hơn

6. Hạn chế dùng thuốc nhuộm, tạo kiểu tóc

Ở độ tuổi dậy thì, trẻ thường thích thể hiện cá tính bằng cách tạo kiểu, nhuộm tóc. Lực kéo từ các máy làm tóc và hóa chất từ thuốc nhuộm có thể gây xót da đầu, yếu chân tóc. Nếu dùng thuốc nhuộm quá mạnh có thể gây cháy tóc, viêm da đầu.

Một năm chỉ nên nhuộm tóc khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 tháng. Đối với các tác dụng nhiệt như uốn, ép, chỉ nên thực hiện mỗi 2 – 6 tháng. 

Như vậy, tóc rụng ở độ tuổi dậy thì do nhiều nguyên nhân khác nhau: bệnh lý, di truyền hoặc thói quen sống. Thực hiện các nguyên tắc cơ bản sẽ giúp phòng ngừa, hạn chế tóc rụng. Nếu đã thực hiện các phương pháp chống rụng tóc ở tuổi dậy thì trên đây mà không hiệu quả, tham khảo phương pháp Cấy tóc tự thân tại Đông Á ngay!

Có 0 bình luận bài Rụng tóc ở tuổi dậy thì do đâu? 11 Cách khắc phục Cấp tốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

bài tin liên quan
HÌNH ẢNH KHÁCH HÀNG
tin tức mới nhất
Siêu Sự Kiện Sinh Nhật Kỷ Niệm 11 Năm Đông Á Forever Love – Làm Đẹp Từ 11K

Siêu Sự Kiện Sinh Nhật Kỷ Niệm 11 Năm Đông Á Forever Love – Làm Đẹp Từ 11K

CÔ GÁI “MẶT QUẶP” TƯỜNG VY – HÀNH TRÌNH TÁI SINH NHAN SẮC TẠI THẨM MĨ VIỆN ĐÔNG Á

CÔ GÁI “MẶT QUẶP” TƯỜNG VY – HÀNH TRÌNH TÁI SINH NHAN SẮC TẠI THẨM MĨ VIỆN ĐÔNG Á

Người mẫu Trần Thùy Vân nâng ngực tại Thẩm mỹ viện Đông Á Nghệ An

Người mẫu Trần Thùy Vân nâng ngực tại Thẩm mỹ viện Đông Á Nghệ An

Tiêm meso Đông Á Gia Lai có tốt không?

Tiêm meso Đông Á Gia Lai có tốt không?

Cách lựa chọn địa chỉ tiêm meso Đồng Nai uy tín nhất

Cách lựa chọn địa chỉ tiêm meso Đồng Nai uy tín nhất

Dịch vụ tiêm meso Hạ Long ở đâu tốt nhất?

Dịch vụ tiêm meso Hạ Long ở đâu tốt nhất?

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ

Gửi thông tin
icon
Phone Message Zalo Contact